Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 310.000 thí sinh bỏ xét tuyển đại học, cao đẳng

Đến 17h ngày 28/7, khoảng 310.480 thí sinh không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, bỏ cơ hội vào đại học và cao đẳng.

Thí sinh Hà Nội trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Ảnh: Việt Hà.

Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT, 849.544 thí sinh đã đăng ký xét tuyển trên hệ thống chung của Bộ GD&ĐT, tăng 115.892 thí sinh so với năm trước (do có thí sinh đăng ký xét tuyển cả các trường cao đẳng nghề nghiệp).

Số nguyện vọng đăng ký xét tuyển đại học và cao đẳng năm 2025 là 7.615.560, trung bình mỗi em đăng ký 8,96 nguyện vọng.

Tổng số thí sinh thi tốt nghiệp THPT là hơn 1,16 triệu. Như vậy, khoảng 310.480 em bỏ xét tuyển vào đại học, đạt 26,7% tổng số thí sinh đăng ký.

"Hệ thống hoạt động ổn định, hiện còn một số thí sinh đã gửi thông tin đăng ký xét tuyển gần thời điểm kết thúc xét tuyển nên hệ thống đang tiếp tục xử lý", theo Bộ GD&ĐT.

Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, từ ngày 29/7 đến 17h ngày 5/8, thí sinh phải thanh toán lệ phí tương ứng với số lượng nguyện vọng đăng ký trên hệ thống của bộ theo hình thức trực tuyến trên hệ thống. Nếu không nộp lệ phí đúng hạn, các nguyện vọng đã đăng ký sẽ không được hệ thống xét duyệt.

Từ ngày 16/8 đến ngày 20/8, Bộ GD&ĐT tiến hành xử lý nguyện vọng xét tuyển (lọc ảo). Mỗi em chỉ trúng tuyển một nguyện vọng duy nhất, không xảy ra việc thí sinh trúng tuyển chính thức 2, 3 phương thức, hay 2, 3 trường khác nhau.

17h ngày 20/8, các cơ sở đào tạo nhập mức điểm trúng tuyển và kết quả xét tuyển lên hệ thống, rà soát và chuẩn bị công bố kết quả trúng tuyển đợt 1.

Trước 17h30 ngày 30/8, thí sinh trúng tuyển (kể cả thí sinh trúng tuyển thẳng) phải xác nhận nhập học trên hệ thống (nếu có nguyện vọng theo học). Từ ngày 1/9 đến tháng 12/2025, các trường sẽ xét tuyển bổ sung.

Thị trường lao động thay đổi chóng mặt, để tồn tại, con người cần học tập suốt đời. Trong bối cảnh đó, tạp chí Tri Thức - Znews giới thiệu tới độc giả cuốn Học tập suốt đời của tác giả Michelle R.Weise.

Tác phẩm cung cấp cho độc giả những đánh giá về thị trường lao động tương lai, những giải pháp cho nhu cầu vừa học vừa làm đang ngày một tăng, cùng với đó là đưa ra những cách kết nối để quá trình chuyển đổi “học-làm” diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó, tác giả nêu lên vai trò của việc học tập suốt đời.

Học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng ở FTU hay NEU?

Trong 3-5 năm gần đây, ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng luôn là ngành hot ở nhiều trường đại học, trong đó có Đại học Ngoại thương và Đại học Kinh tế Quốc dân.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm