Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hơn 50.000 người Việt Nam chết vì ô nhiễm không khí

Theo dữ liệu năm 2017, Việt Nam có 71.365 ca tử vong do ô nhiễm, xếp thứ 103 trong tổng số 187 quốc gia. Trong đó, số ca tử vong do ô nhiễm không khí là hơn 50.000 người.

Mới đây, Liên minh toàn cầu về sức khỏe và ô nhiễm (GAHP) vừa đưa ra báo cáo phân tích bảng xếp hạng các ca tử vong do ô nhiễm trên toàn cầu, từng khu vực và mỗi nước.

Báo cáo này sử dụng dữ liệu của Viện Đo lường và đánh giá sức khỏe (IHNME) về tác hại ô nhiễm không khí, nước, chì và nghề nghiệp. Báo cáo của GAHP cho biết ô nhiễm là nguyên nhân lớn nhất gây tử vong và bệnh tật trên thế giới. Tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm chiếm 15% tổng số ca tử vong trên toàn cầu, tương đương hơn 8,3 triệu người.

Trong đó, ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao nhất (40%). Đó là sự kết hợp của các chất gây ô nhiễm trong gia đình, ngoài trời và tầng ozone.

Nguoi Viet chet vi o nhiem khong khi anh 1

Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các loại ô nhiễm. Ảnh: Thebalance.

Theo báo cáo, Việt Nam có 71.365 ca tử vong do ô nhiễm vào năm 2017. Trong đó, số người chết vì ô nhiễm không khí là 50.232, ô nhiễm nước là 3.097, ô nhiễm chì là 8.227, ô nhiễm nghề nghiệp là hơn 9.000 ca. Với tỷ lệ tử vong là 75/100.000, Việt Nam đứng thứ 103 trong tổng số 187 quốc gia.

Theo bảng xếp hạng, Trung Quốc và Ấn Độ có tỷ lệ tử vong vì ô nhiễm không khí cao nhất, với khoảng 1,24 triệu người chết. Tiếp sau đó, nằm trong top 10 là Pakistan, Indonesia, Bangladesh, Nigeria, Mỹ, Nga, Brazil và Philippines.

Trong số 10 quốc gia có nhiều người chết vì ô nhiễm nhất, có cả nước lớn nhất, giàu có nhất và một số nước nghèo. "Báo cáo nhắc nhở tất cả chúng ta rằng ô nhiễm là cuộc khủng hoảng toàn cầu. Không quan trọng bạn sống ở đâu. Ô nhiễm đều xảy ra với bạn", ông Rachelael Kupka, Giám đốc điều hành của GAHP, cho biết.

5 nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí Khí thải từ các phương tiện, chất trừ sâu, phân bón trong nông nghiệp hay nhiên liệu đốt là những nguyên nhân chính làm giảm chất lượng của không khí, gây ô nhiễm môi trường.

Làm gì để bảo vệ bản thân khi ô nhiễm không khí kéo dài?

Hạn chế tập thể dục ngoài trời, đeo khẩu trang đảm bảo chất lượng, không hút thuốc lá là những việc cần làm để tự bảo vệ bản thân và gia đình trong tình trạng ô nhiễm độc hại.

Phương Mai

Bạn có thể quan tâm