Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

HS viết tiếp truyện dân gian: Khi Cám được sống hạnh phúc

Cùng với “Học văn để sống”, “Sáng tác và thiết kế sách truyện dân gian” là một dự án để học sinh được sống với môn văn trong trường phổ thông.

Cô Nguyễn Thị Minh Ngọc, giáo viên văn trường THCS - THPT Đinh Thiện Lý (Q.7, TP HCM) trăn trở trước thực trạng khối kiến thức quá đồ sộ với hàng trăm tác phẩm văn học trong và ngoài nước dành cho học sinh phổ thông. Với khối kiến thức đó, các em gần như không thể cảm được cái hay, cái đẹp trong văn học. 

Những tác phẩm của dự án Truyện dân gian.
Những tác phẩm của dự án Truyện dân gian.

Mà văn học là cuộc sống, nếu chỉ giáo điều, bó hẹp trong sách giáo khoa, tâm hồn, nhân cách của các em không thể được rộng mở. Chính vì thế, Học văn để sống đã ra đời và bắt đầu bước vào mùa thứ 4 với những hành trình để học sinh tự khám phá giá trị cuộc sống, giá trị con người.

Học sinh cá biệt lập kỷ lục hơn 50 năm ở ĐH Ngoại thương

Hoàng Đình Quang đạt điểm tích lũy 3,98 – cao kỷ lục trường ĐH Ngoại thương tính đến thời điểm hiện tại. Ít ai biết rằng, Quang đã từng học kém nhất lớp, thường xuyên bị bắt nạt.

Cùng suy nghĩ đó, các giáo viên môn Văn và môn Tin cùng với học sinh khối 10 của trường đã tổ chức và thực hiện dự án Sáng tác và thiết kế sách truyện dân gian với suy nghĩ: Văn học dân gian sống mãi trong từng lời kể, từng khúc hát dân ca, từng vở diễn và từng trang viết. Người kể, người diễn, người viết, người lưu truyền văn học dân gian chính là người lưu giữ kho báu văn hóa dân tộc.

Đến với dự án này, các em sẽ được hóa thân thành những nghệ sĩ dân gian để viết tiếp một tác phẩm văn học dân gian. Nếu khi xưa các em từng được nghe bà nghe mẹ kể những câu chuyện cổ tích với cô Tấm dịu hiền, với ông Bụt tốt bụng, hay những chân lý, đạo đức làm người: “Gieo nhân nào gặp quả ấy, ác giả ác báo, ở hiền gặp lành”… thì giờ đây chính các em sẽ là tác giả cho những câu chuyện cổ tích ấy, chính các em sẽ là người nhìn nhận cuộc sống đời thường và xây dựng nhân vật, xây dựng kết cục cho câu chuyện của mình.

Chuyện của thần đồng Piano 10 tuổi

Mới 10 tuổi nhưng Quách Hoàng Nhi, học sinh lớp 5B, trường tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) đã sở hữu trong tay gần chục giải thưởng danh giá tại các cuộc thi Piano.

Và hơn thế nữa chính các em sẽ là người thiết kế, in ấn, quảng bá cho sản phẩm của nhóm mình. Đây chính là dịp để các em trải nghiệm các vai: nhà văn, nhà thiết kế, nhân viên nhà xuất bản, thuyết trình viên, nhân viên in ấn… Vừa giúp học sinh được trải nghiệm các vai trò xã hội vừa lưu giữ được kho báu văn hóa dân tộc, đó chính là mục tiêu cội rễ của dự án này.

Khó có thể kể hết được sự hào hứng của các em học sinh khi tự mình được kể tiếp câu truyện dân gian quen thuộc theo cách nghĩ, cách sáng tạo đầy bất ngờ của mình. Nhóm học sinh lớp 10I3 kể lại truyện Tấm Cám đã tâm sự: “Với mong muốn mở ra một kết thúc khác cho truyện, chúng tôi đã cùng nhau sáng tác thêm và đem đến một câu chuyện hoàn toàn mới”.

Trong câu chuyện của các em, Cám là nhân vật chính. Truyện xoay quanh cuộc sống của Cám sau khi bị trục xuất khỏi kinh thành với những bước ngoặt lớn làm thay đổi cuộc đời của cô, khiến Cám từ một thiếu nữ chua ngoa trở thành một người phụ nữ điềm đạm với một phần kết viên mãn, ngọt ngào.

Đây cũng là suy nghĩ của những đứa trẻ 15, 16 tuổi về cuộc sống.

http://infonet.vn/hoc-sinh-viet-tiep-truyen-dan-gian-khi-cam-duoc-song-hanh-phuc-post157991.info

Theo Bạch Dương/Báo Infonet

Bạn có thể quan tâm