Là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng của người Việt, hàng năm, cứ mỗi dịp Trung thu, mọi thành viên trong gia đình lại quây quần bên nhau, vừa thưởng trăng, vừa chuyện trò ấm áp và phá cỗ. Bởi vậy, Trung thu vẫn thường được ưu ái gọi là “Tết của tình thân”.
Trung thu là dịp Tết đoàn viên ý nghĩa với cả trẻ em và người lớn. |
Mỗi năm, Trung thu đến kéo theo tiếng trống hội rộn ràng từ các đoàn rước lân, tiếng hò reo của đám con trẻ. Phong tục múa lân, rước đèn ra đời để cầu mong cho đất nước luôn thái bình. Trên các con phố, mọi người như được hòa mình vào không khí sôi động, giữa những tiếng trống rộn rã, điệu múa đầy mạnh mẽ và cứ thế kéo thành từng hàng dài trong tiếng reo hò, cổ vũ.
Ánh đèn lồng của trẻ em như hoà trộn cùng ánh trăng để thắp sáng hơn nữa toàn cõi nhân gian. Trước đây, đèn lồng đơn giản được làm từ khung tre và tấm giấy bóng kính. Có lẽ trong ký ức của nhiều người, hình ảnh bố hay ông ngồi vót tre, tỉ mỉ cắt dán những miếng giấy xanh, đỏ thành hình đèn lồng to đã đi cùng tuổi thơ qua rất nhiều mùa trăng. Ngày nay, đèn lồng đã được hiện đại hóa với nhiều thiết kế, nhưng hình ảnh ngôi sao năm cánh được sơn phết nguệch ngoạc vẫn mãi là một một ký ức đẹp khó quên.
Những chiếc đèn ông sao "handmade" là ký ức khó quên trong lòng người Việt. |
Ngày xưa khi không có điện, mọi người thắp đèn và bày cỗ ra trước sân nhà, đám trẻ có thể thỏa sức chạy nhảy dưới ánh trăng, còn người lớn ngồi lại bên nhau chuyện trò vui vẻ. Rằm tháng tám vì thế còn trở thành dịp nối kết mọi người, để xóm giềng quây quần bên chén trà mạn, miếng bánh Trung thu ngọt ngào cùng những câu chuyện tình thân đầm ấm.
Trung thu còn là dịp để kết nối tình thân bằng nhiều hoạt động ý nghĩa. |
Ngày nay, cuộc sống hiện đại cuốn chúng ta đi nhanh hơn, nhưng có lẽ Trung thu vẫn mãi là dịp để lòng người cùng lắng lại, trao gửi những yêu thương và cùng nhau vun đắp giây phút tình thân, truyền thống đậm đà văn hóa Việt.
2 mùa Trung thu qua, vì ảnh hưởng của dịch bệnh, những tiếng trống rộn ràng, đoàn trẻ nhỏ vui rước đèn trông trăng, phá cỗ đêm rằm trở thành hoài niệm. Tại nhiều địa phương trên cả nước, không ít em nhỏ đón Tết Trung thu online, qua chương trình trên TV. Do đó, tuổi thơ của các em thêm nhiều điều thiệt thòi.
Ecopark tổ chức nhiều chương trình vui Trung thu cho cư dân. |
Năm nay, khi dịch bệnh được đẩy lùi và kiểm soát, trẻ em cũng như các bậc phụ huynh lại háo hức đón đợi một mùa Trung thu đoàn tụ, sum vầy trong hạnh phúc. Dù nhiều thay đổi diễn ra, có lẽ điều duy nhất luôn còn mãi chính là niềm hân hoan và sự háo hức, không chỉ của những em nhỏ mà còn cả người lớn về một mùa trăng rộn ràng, tươi vui. Đó là nơi gia đình sum vầy, con cháu được ông bà kể cho nghe về những câu chuyện kỷ niệm tuổi thơ.
Trung thu năm nay, Ecopark tái hiện “Đêm hội trăng rằm” thời ông bà, cha mẹ để dành tặng các em nhỏ và người lớn tuổi. Tại đây, các gia đình được du hành thời gian về tuổi thơ của ông bà, cha mẹ với những trò chơi truyền thống: Làm đèn lồng, đầu lân khổng lồ, trang trí mặt nạ giấy bồi, biến hóa thành “Hậu Nghệ” săn mặt trời, đi tìm kho báu đồ chơi đặc sắc, cùng nhau xem biểu diễn múa lân, phá cỗ, thưởng thức trà bánh truyền thống giữa thiên nhiên… Đây không chỉ là hoạt động mang giá trị tinh thần mùa Trung thu khi gợi nhớ những ký ức đẹp của tuổi thơ, mà còn được ví như sợi dây gắn kết tình thân gia đình. Sự kiện được mở cửa miễn phí tại công viên Hồ Thiên Nga, giữa đại công viên xanh Ecopark từ 14h đến 18h thứ bảy ngày 10/9.