Động thái này là kết quả của làn sóng dư luận phản đối lệnh bắt giữ bà Alicia Castilla, 66 tuổi. Trước đó, năm 2011, cảnh sát bố ráp căn nhà của nữ nhà văn khi bà đang ở trong vườn tưới cây cần sa.
Trả lời phỏng vấn, bà Castilla cho biết mình bị còng tay vào ghế cả đêm tại đồn cảnh sát.
Khách tham gia "Cannabis Cup" để tìm ra loại cần sa có hương vị tốt nhất tại Montevideo, Uruguay. Ảnh: AFP. |
Mặc dù việc sở hữu cần sa chưa bao giờ được coi là bất hợp pháp ở Uruguay, song việc trồng trọt hay buôn bán nó có thể bị phạt tù từ 2 đến 10 năm.
Bà Castilla cho biết cảnh sát cho rằng bà nguy hiểm như trùm ma túy nổi tiếng Colombia Pablo Escobar, mặc dù bà khẳng định "chỉ viết sách về cần sa, chứ không bán chất cấm đó".
Vụ án này thu hút sự chú ý của dư luận Uruguay. Trên khắp đất nước, hàng nghìn người diễu hành yêu cầu thả bà và những cuộc biểu tình nhanh chóng nổ ra thành các chiến dịch đòi sửa đổi luật pháp.
Sau 3 tháng bị giam, bà Castilla được trả tự do, tòa án tối cao từ chối tiếp nhận trường hợp của nữ nhà văn.
Tại một số quốc gia nổi tiếng là thoải mái với việc sử dụng cần sa như Hà Lan, trên thực tế ma túy vẫn bị coi là bất hợp pháp, ngay cả khi luật pháp không cấm và chính quyền địa phương cấp giấy phép cho các cửa hàng, quán cà phê bán nó.
Tại Mỹ, cần sa được hợp pháp hóa ở một số bang những vẫn bị cấm ở cấp liên bang.