Câu 1: Huyện đảo nào lớn nhất nước ta?
Theo Cổng thông tin điện tử đảo Phú Quốc, với diện tích 589.23 km2, Phú Quốc là huyện đảo lớn nhất nước ta. Trong đó, Phú Quốc cũng chính là hòn đảo lớn nhất Việt Nam với diện tích lên tới 574 km2. Đảo dài 50 km, nơi rộng nhất 25 km, điểm cao nhất 603 m, địa hình thoai thoải chạy từ nam đến bắc với 99 ngọn núi đồi, các vùng biển quanh đảo có độ sâu chưa đến 10m. |
Câu 2: Huyện đảo lớn nhất nước ta thuộc tỉnh nào?
Phú Quốc cùng các đảo khác tạo thành huyện đảo Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang. Huyện đảo rộng hơn 589 km2. Theo Cổng thông tin điện tử đảo Phú Quốc, tên gọi của đảo do người đến đây lập nghiệp đặt, nghĩa là "vùng đất giàu có". |
Câu 3: Huyện đảo Phú Quốc nổi tiếng với loại động vật nào?
Đảo Phú Quốc có giống chó Phú Quốc rất khôn, trên lưng có những vòng xoáy chạy thẳng một đường, bắt đầu từ vai đến xương khu. Lúc nó chạy theo con mồi hoặc gặp đối thủ, những vòng xoáy này sẽ dựng đứng lên, trông rất dũng mãnh. Chó Phú Quốc đã được thuần dưỡng, trở thành loài rất được yêu thích. |
Câu 4: Phú Quốc còn có biệt hiệu là đảo gì?
Phú Quốc còn gọi là Đảo Ngọc. Toàn bộ huyện đảo có tổng diện tích 589,23 km², xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. |
Câu 5: Tên một thị trấn trực thuộc huyện Phú Quốc?
Huyện đảo Phú Quốc hiện nay có 10 đơn vị hành chính, gồm 2 thị trấn là Dương Đông và An Thới, cùng 8 xã: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hòn Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu. |
Câu 6. Một di tích lịch sử của huyện Phú Quốc là?
Nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử văn hóa, minh chứng cho tội ác của chủ nghĩa thực dân. Năm 1995, khu di tích lịch sử nhà tù Phú Quốc được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích cấp quốc gia. Di tích lịch sử này là biểu tượng của sự đàn áp khốc liệt và tinh thần đấu tranh bất khuất của tù binh Phú Quốc. |
Câu 7. Đền thờ anh hùng chống Pháp nào ở Phú Quốc?
Nguyễn Trung Trực là lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống Pháp. Sau khi thành Hà Tiên thất thủ, ông rút quân về Rạch Giá, tiếp tục cuộc chiến đấu. Năm 1868, ông cho quân đánh úp đồn Kiên Giang, giặc Pháp phản công, ông rút ra đảo Phú Quốc lập căn cứ. Để tỏ lòng biết ơn, nhân dân lập đền thờ ông ở nhiều nơi, trong đó có đền thờ tại Gành Dầu, Phú Quốc. |
Câu 8. Vùng đất Phú Quốc trở thành bộ phận lãnh thổ nước ta từ thời chúa Nguyễn nào?
Vùng đất Phú Quốc ban đầu được được Mạc Cửu và con cháu khai phá; đến đời Mạc Thiên Tứ đã dâng hết cho Võ vương Nguyễn Phúc Khoát. Đây chỉ là những vùng đất hoang, không người Khmer nào sinh sống, vì sình lầy và lụt lội quanh năm. Võ vương đã sáp nhập tất cả vùng đất mới vào trấn Hà Tiên, giao cho Mạc Thiên Tứ cai trị. |