Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Hy hữu người phụ nữ ở Hà Nội sinh mổ tới 7 lần

Theo Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trong 35 năm hành nghề y, đây là lần thứ 2 ông phẫu thuật lấy thai cho một người phụ nữ sinh mổ tới 7 lần.

Bé trai nặng 3,1 kg chào đời khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Unsplash.

Thai phụ Đ.T.T.H. (41 tuổi, Hà Nội) đã là mẹ của 3 con gái và 3 con trai. Trong lần mang thai này, bà có tiền sử phẫu thuật 7 lần (6 lần sinh mổ, 1 lần mổ phụ khoa), tuổi cao và bị tiểu đường thai kỳ.

Với những nguy cơ này, thai phụ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo sức khỏe mẹ và bé. Cuộc phẫu thuật diễn ra thành công, bé trai nặng 3,1 kg chào đời khỏe mạnh. Sau 5 ngày, vết thương của sản phụ nhanh lành, sức khỏe ổn định.

Vì tính chất đặc biệt, ca mổ này được GS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương, trực tiếp thực hiện.

"Trong 35 năm làm nghề sản khoa, đây là lần thứ 2 tôi thực hiện ca phẫu thuật hy hữu có số lần sinh mổ nhiều đến thế", giáo sư Ánh cho biết.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho hay lần trước đó là năm 1996. Lúc này, khi đang là bác sĩ nội trú tại Pháp, ông phẫu thuật lấy thai cho một phụ nữ châu Phi sinh mổ lần thứ 7.

"Sinh thường đã là nguy hiểm, còn sản phụ này sinh mổ đến 7 lần là một trường hợp rất hiếm. Trước một ca đặc biệt, điều tôi quan tâm nhất là làm sao để tốt cho mẹ và bé. May mắn, ca mổ thành công, em bé chào đời khóc to, hồng hào", ông chia sẻ.

Sinh mổ là phương pháp sinh bằng phẫu thuật, nhằm mục đích đưa thai nhi ra ngoài qua vết rạch trên tử cung và thành bụng. Mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch từ trước nếu thai phụ có các yếu tố chống chỉ định sinh ngả âm đạo hoặc được quyết định trong quá trình theo dõi chuyển dạ sinh thường.

Mổ lấy thai góp phần làm giảm đáng kể tỷ lệ tai biến và tử vong cho mẹ và thai ở những thai kỳ khó sinh ngả âm đạo. Tuy nhiên, cũng như những cuộc phẫu thuật lớn khác, mổ lấy thai cũng có thể có một số biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Học cách già đi

Bước vào tuổi xế chiều, nhiều người cảm thấy hụt hẫng. Họ không còn công việc để làm, mất đi sự năng động vốn có và trở nên tự ti. Về già, hãy học cách yêu cuộc đời một lần nữa.

Trong cuốn sách Khoa học tâm thức, Carl Jung mổ xẻ một số lĩnh vực quan trọng và gây tranh cãi nhất trong tâm lý học phân tích: Phân tích giấc mơ, vô thức nguyên thủy và mối quan hệ giữa tâm lý học và tôn giáo. Ông cũng xem xét những khác biệt giữa lý thuyết của mình và của Freud, cung cấp kiến thức về các nguyên tắc cơ bản của phân tâm học.

Mang thai và sinh con ở tuổi 50

Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới đây đã phẫu thuật lấy thai cho một sản phụ 50 tuổi. Đây là một trong những sản phụ lớn tuổi nhất vượt cạn thành công tại bệnh viện này.

Linh Thùy

Bạn có thể quan tâm