Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Instagram và mạng xã hội tàn phá 'hòn đảo ngọc phương Đông' ở Malaysia

Cuộc cách mạng nghệ thuật đường phố đã biến hòn đảo Penang của Malaysia thành một trung tâm nổi tiếng. Tuy nhiên việc thu hút quá nhiều khách du lịch đang tàn phá linh hồn nơi đây.

Zing.vn trích dịch bài viết từ South China Morning Post, phản ánh việc nghệ thuật đường phố tại Penang (Malaysia) bị ảnh hưởng tiêu cực từ nhu cầu "sống ảo" của những vị khách du lịch ghé thăm.

Alvin Neoh và Jaime Oon không chỉ là hai họa sĩ trẻ mà còn là chủ quán cà phê Narrow Marrow tại George Town, Penang (Malaysia). Đây là địa điểm thu hút các nhà sáng tạo trẻ của hòn đảo thường xuyên ghé thăm sau giờ làm việc.

Có thể bắt gặp nhóm người này vào buổi chiều chủ nhật hàng tuần tại Hin Bus Pop Up Sunday, khu chợ thu hút khách du lịch và dân hipster từ khắp nơi. Họ hy vọng có thể bán được vài sản phẩm tự làm ra tại đây.

nghe thuat duong pho bien mat anh 1
Khách du lịch ghé thăm chợ Hin Bus Pop Up Sunday. Ảnh: Courtesy of HBUS.

Nhìn vào phiên chợ lụp xụp này, thật khó để tin đây chính là nơi “xuất thân” của sự bùng nổ cuộc cách mạng nghệ thuật đường phố ở Penang.

Từ năm 2014, các nghệ sĩ địa phương và quốc tế đã tìm thấy một điểm sáng ở đây và biến hòn đảo thành một trong những trung tâm nghệ thuật nổi tiếng nhất nhì Đông Nam Á.

Nhu cầu 'sống ảo' giết chết nghệ thuật

Giờ đây, mọi chuyện đã khác. Linh hồn nghệ thuật nguyên thủy của khu vực này đã bị thay đổi bởi những cốc espresso đắt tiền và các cửa hàng thời trang hàng hiệu. Điều này khiến cho nghệ sĩ trẻ cảm thấy bất lực.

Chợ Hin Bus vẫn còn lưu giữ những bức tranh tường thuở đầu tiên, bao gồm các tác phẩm của nghệ sĩ người Litva có tên Ernest Zacharevic.

Một số người tôn sùng, gọi Zacharevic là “Banksy của Malaysia”, nhưng với những người khác, anh là “con quỷ ngoại quốc” - người đã châm ngòi cho việc thương mại hóa nghệ thuật ở George Town.

nghe thuat duong pho bien mat anh 2
Tác phẩm Little Children on a Bicycle của tác giả Zacharevic. Ảnh: Alamy.

Tác phẩm nổi tiếng nhất ở Penang của Zacharevic là Little Children on a Bicycle (tạm dịch: Những đứa trẻ trên chiếc xe đạp) sáng tác năm 2012.

Từ khi The Guardian vinh danh đây là tác phẩm nghệ thuật đường phố tuyệt nhất thế giới, mỗi tháng có hàng nghìn khách du lịch ghé qua đây.

Hàng chờ đến lượt được chụp ảnh với tác phẩm này đông đến mức gây tắc đường, khiến giao thông Penang trở nên hỗn loạn.

Chính tác giả của bức tranh cũng không hài lòng khi tác phẩm của anh đã làm cho George Town thay đổi theo hướng như vậy.

nghe thuat duong pho bien mat anh 3
Zacharevic không đồng tình với cách khách du lịch khiến Penang hỗn loạn như vậy. Ảnh: AFP.

Tháng 7 vừa qua, Zacharevic đã viết trên Instagram rằng: “Không chỉ người khác mà ngay cả tôi cũng tự trách bản thân mình khi tác phẩm Little Children on a Bicycle khiến cho đời sống tại Penang hỗn loạn như vậy. Nếu có thể, tôi sẵn sàng vẽ đè lên tác phẩm đó để giúp chấm dứt tình trạng này”.

Anh cũng khẳng định linh hồn nghệ thuật của khu vực này đã tiêu tan khi nó dần bị lấp đầy bởi những cửa hàng phục vụ nhu cầu “sống ảo” của khách du lịch.

Đây không còn là George Town ngày nào được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới năm 2007.

Khu phố giờ trở nên thật hợm hĩnh trong mắt khách du lịch với những bảo tàng tranh 3D nhạt nhòa, các nhà hàng đồ Tây đắt đỏ, những món đồ lưu niệm tồi tàn và đầy rẫy người ăn xin.

Nơi từng truyền cảm hứng cho nghệ thuật đường phố Penang nay đã phai nhòa.

nghe thuat duong pho bien mat anh 4
Một tác phẩm đường phố tại George Town. Ảnh: Alamy.

Những khó khăn khác

Nhiều người tin rằng, mọi thứ bắt đầu vượt ra khỏi tầm kiểm soát sau sự chú ý của truyền thông quốc tế dành cho những bức tranh tường của Zacharevic. Điều này đã truyền cảm hứng cho chính quyền địa phương thực hiện hoặc hỗ trợ các lễ hội nghệ thuật đường phố quốc tế như Urban Xchange.

Từ đó, Quảng trường Nagore và các khu phố George Town được dựng lên với những tác phẩm nghệ thuật đường phố hoàn toàn mới. Tuy nhiên, những tác phẩm này phải tuân thủ nhiều quy định. Những nguyên tắc khắt khe đó đã làm giới hạn cảm hứng và sức sáng tạo của các nghệ sĩ.

Ngoài ra, Thomas Powell, một nghệ sĩ người Anh bắt đầu sự nghiệp ở Penang, chia sẻ thêm: “George Town là một nơi tuyệt vời để làm việc và sáng tạo. Tuy nhiên, nơi đây không có khách hàng địa phương nào hỗ trợ kinh phí để phát triển nghệ thuật”.

Việc khách du lịch trả tiền để trải nghiệm những dịch vụ "hời hợt" ở Penang thay vì tận hưởng không gian văn hóa thực thụ của hòn đảo khiến nghệ thuật đường phố nơi đây đang rơi vào tình cảnh bế tắc. Hiện nay, các nghệ sĩ địa phương vẫn không tìm được giải pháp nào cho tình trạng này.

Thế hệ Millennials luôn khao khát khẳng định bản thân

Nếu thế hệ cha mẹ khá hoài nghi và cẩn trọng, thì người trẻ lại dễ dàng tiếp nhận mọi thứ, tự do hơn trong suy nghĩ, tinh thần dám đối mặt với thử thách.


Quỳnh Trang

Bạn có thể quan tâm