Kế hoạch bảo vệ tiền lì xì
Tiền mừng tuổi ngoài mục đích lấy hên, nó còn là món quà của những người thân dành cho bạn để giúp bạn đạt được ước mơ nào đó cần tài chính hỗ trợ. Vì thế món tiền này rất đáng để có một “vệ sỹ”.
1. Download hình ảnh đất nước bạn muốn đi du lịch về làm hình nền hoặc screen saver để nhắc nhở mình vì sao phải bóp bớt ví lại.
2. Chia nhỏ thành nhiều tài khoản ATM. Tài khoản để học, du lịch, tài khoản để bắt đầu kinh doanh… việc chia nhỏ tài khoản hạn chế bớt việc bạn rút sạch bách mỗi lần hứng chí.
3. Bạn có để ý rằng bạn sẽ tiêu nhiều tiền hơn nếu đi shopping cùng cô bạn của mình không? Và số tiền này sẽ còn tăng kên nữa nếu bạn shopping cùng nguyên một đám lố nhố. Vì vậy, chịu khó đi sopping một mình hoặc nếu không, chọn một người bạn kỹ tính trong shopping để đi cùng.
4. Hãy tập “quên” một món tiền đi. Bạn nên có thói quen hàng tháng trích một phần tiền nhỏ cất vào dưới đáy tủ và quên nó đi, coi như không có. Đến một ngày thật sự cần thiết, bạn sẽ phải cảm ơn món tiền này đấy!
5. Nếu bạn xài không hết những phiếu giảm giá, hạy tặng nó cho bạn của bạn. Đừng vì giảm giá mà mua những thứ mình chưa cần hoặc thuộc diện “sẽ cần” trong lương lai xa. Vì đến lúc bạn cần thì bạn lại vứt món đồ vừa mua ở đằng nào rồi không mò ra.
6. Đi coi phim vào những buổi tối ngày thường, né cuối tuần đi. Giá vừa đắt rạp lại quá đông, không thoải mái đâu.
7. Đừng coi thường những đồng xu. Bạn có thói quen không quan tâm đến tiền lẻ, vứt bừa bãi lọt đâu không biết, nhét bừa vào túi nào đó hoặc trút hết cho đứa em chỉ để cho “rảnh túi”. Thay vì vứt lung tung như vậy, hãy cho nó vào một cái túi rút hoặc một cái hũ xinh xinh trên bàn học. Đến một ngày, bạn sẽ ngạc nhiên khi đếm lại số xu mà bạn cho là lẻ tẻ đó. Nó có thể giúp bạn mua hẳn một cái áo xinh xắn hay mua một quyển sách đang best seller.
8. Đôi lúc bạn đã mua một món hàng vì ngại từ chối. Nhiều người bán hàng quá nhiệt tình giới thiệu món hàng cho bạn đến nỗi bạn ngại “làm phiền” họ khi nói không mua! Bạn đã vào một cửa hàngvà thử quá nhiều bộ áo sau đó bạn ngại nếu không mua một món nào cả. Hoặc đôi lúc người bán hàng quá lắm lời nên bạn mua cho xong chuyện. Cũng có lúc do sự kích thích của người bán, bạn mua hàng để “chứng tỏ”. Tuy chỉ là món tiền nhỏ nhưng nếu thói quen ăn sâu, bạn sẽ tiêu phí một món tiền khổng lồ.
9. Nếu bạn không đủ tiền mua món đồ bạn thích, tốt nhất là không nên mượn bạn bè. Chuyện vay mượn và thói quen mắc nợ khiến bạn không tự chủ được túi tiền, tức là luôn tiêu dùng nhiều hơn mức mình đang có. Chỉ mượn tiền cho những trường hợp nguy cấp chẳng đặng đừng về sức khỏe, học hành… Và việc là một cô nào “chuyên mượn” sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cung bạn bè của bạn.
Theo Sinh viên Việt Nam