Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Kế hoạch tài chính khác biệt khi người trẻ không sinh con

Theo chuyên gia, lời khuyên chi tiêu thông thường chỉ thực sự phù hợp với gia đình có trẻ nhỏ. Nhóm không sinh con cần có lối đi riêng để quản lý tốt tài chính.

Nếu không có con, vợ chồng trẻ nên hướng đến tận hưởng cuộc sống cùng nhau. Ảnh: Samson Katt/Pexels.

Theo khảo sát gần đây của các nhà nghiên cứu thuộc Đại học bang Michigan (Mỹ), ít nhất 20% cư dân tại bang này không có nhu cầu sinh em bé.

Đội ngũ thực hiện cũng đặt ra giả thiết 50-60 triệu người Mỹ khác cũng chưa nghĩ đến việc trở thành cha mẹ. Bên cạnh đó, số liệu từ Cục điều tra dân số cũng khẳng định 11% người Mỹ trên 55 tuổi chưa từng có con.

Nhiều chuyên gia kinh tế tin rằng hàng triệu đôi vợ chồng đang tiếp nhận lời khuyên về tiền bạc sai lệch so với nhu cầu thực tế, CNBC đưa tin.

“Phần lớn lời khuyên tài chính dài hạn xoay quanh việc truyền nối. Về cơ bản, chúng không sai, song lại chưa chắc sẽ đảm bảo giúp bạn đạt được mục tiêu”, chuyên gia hoạch định chi tiêu Jay Zigmont nói.

Dưới đây là 2 chiến lược tài chính mà Zigmont thường tư vấn cho nhóm khách hàng không có con cái.

tai chinh khong tre em anh 1tai chinh khong tre em anh 2
tai chinh khong tre em anh 3

Không cần tằn tiện

Theo Zigmont, đa số người tìm đến ông đều mắc kẹt trong các tiêu chuẩn tiền bạc quen thuộc. Họ chỉ tập trung tăng thu nhập, hướng đến tương lai xa xôi chứ không nghĩ đến tận hưởng niềm vui.

Thay vì tiếp tục theo đuổi trào lưu FIRE (độc lập tài chính, nghỉ hưu sớm), chuyên gia khuyến khích khách hàng chuyển sang phong cách FILE (dùng khoản dành dụm để cải thiện lối sống).

“Nếu chỉ vùi đầu vào công việc, sẽ tới lúc bạn phải chết khi còn hàng triệu USD trong ngân hàng. Điều đó thật vô nghĩa. Cũng chẳng có vấn đề gì nếu bạn muốn sống theo kiểu digital nomad (du mục kỹ thuật số), làm việc từ xa và không cất nhà, mua xe. Mọi quyết định đều hợp lý nếu phù hợp với tình hình và nhu cầu cá nhân”, ông khẳng định.

Ngoài ra, bạn không nhất thiết phải làm việc quần quật để đảm bảo thu nhập cố định. Hãy cân nhắc tìm vị trí “dễ thở” hơn, sau đó cải thiện nguồn tiền bằng một số hình thức đầu tư.

Điều này không đồng nghĩa với ngó lơ vấn đề tiết kiệm cho tương lai. Tuy nhiên, nhiều người tự đặt mình vào căng thẳng kéo dài vì quá coi trọng khoản tiền hưu trí.

“Quan trọng hơn cả, bạn cần linh hoạt thứ tự ưu tiên trong cuộc sống. Hãy tiêu xài có kỷ luật, nhưng đừng quên những niềm vui chỉ tìm thấy khi còn trẻ”, Zigmont khuyên.

tai chinh khong tre em anh 4tai chinh khong tre em anh 5
tai chinh khong tre em anh 6

Mua bảo hiểm dài hạn

“Ai sẽ chăm sóc bạn trong tương lai, nếu bạn không sinh con?” là câu hỏi khiến nhiều người băn khoăn. Mỗi người sẽ có phương án riêng, song nếu nhìn từ góc độ hoạch định tài chính, câu trả lời chung là “Tôi tự lo liệu”.

Thực tế, chỉ 1,5% phụ huynh nhận được tiền trợ cấp từ con cái, theo số liệu năm 2018 của Cục điều tra dân số Mỹ. Do đó, vấn đề được chăm lo trong tương lai không thực sự khiến các gia đình thiếu trẻ em lo ngại.

Tuy nhiên, vào giai đoạn cuối đời, họ sẽ dễ gặp những tình huống khó khăn. Nhằm hạn chế rủi ro, cải thiện chất lượng sống, Zigmont khuyên khách hàng lập kế hoạch càng sớm càng tốt.

Cụ thể, họ nên nghĩ đến lập di chúc và mua các gói bảo hiểm dài hạn phù hợp.

“Thời điểm tốt nhất cho các dự tính này là trước năm 40 tuổi. Có thể bạn nghĩ tôi đang đùa, hoặc thấy ý tưởng này quá tốn kém. Nhưng sau nhiều năm tư vấn, tôi thấy nó thật sự hữu ích. Nhiều gia đình đã thôi lo âu khi nghĩ về tương lai nhờ định hướng này.

Ngoài ra, tôi có một lời khuyên luôn phải nhắc đi nhắc lại. Dù không có con, bạn vẫn phải theo đuổi các nguyên tắc tài chính cốt lõi. Đây không phải là YOLO, mà là lập kế hoạch khôn ngoan và hiệu quả hơn”, chuyên gia nói thêm.

Mục Đời sống gửi đến độc giả gợi ý về những tác phẩm hay, mang hơi thở thời đại. Hội mê sách cũng có thể tìm thấy những bí kíp để "sống chất" hơn với sở thích của mình.

> Xem thêm: Sách cho tuổi trẻ


Không phải lúc nào cũng nên mua sắm trả góp

Nhiều người ưu tiên dịch vụ trả góp nhằm nhanh chóng thỏa mãn nhu cầu, tận hưởng cuộc sống. Song, họ không nhận ra đang tự đặt mình vào cảnh túng quẫn trong tương lai.

Hoàng Kỳ

Ảnh: Pexels

Bạn có thể quan tâm