South China Morning Post đưa tin Indonesia đã có kế hoạch thả 200 triệu con muỗi biến đổi gen để phòng sốt xuất huyết, nhưng nhận về sự phản đối kịch liệt của người dân lẫn giới chuyên gia trên đảo Bali.
Chương trình có tên Yogyakarta, liên quan đến việc đưa muỗi Aedes aegypti mang vi khuẩn Wolbachia (thường thấy ở một nửa số loài côn trùng) đến khu vực này vào giữa tháng 11.
Theo Bộ Y tế Indonesia, chương trình này hiện bị tạm dừng vô thời hạn.
"Chúng tôi đang thảo luận với chính quyền Bali để tạm thời trì hoãn việc thả muỗi mang Wolbachia, đồng thời tiến hành phổ biến rộng rãi hơn cho người dân cho đến khi cộng đồng chuẩn bị sẵn sàng", ông Siti Nadia Tarmizi, đại diện Bộ Y tế, nói.
Kế hoạch thả 200 triệu con muỗi được tiêm vi khuẩn Wolbachia nhằm phòng chống sốt xuất huyết. Ảnh: Handout. |
Ngoài Bali, chương trình Yogyakarta cũng được triển khai ở Semarang, Bandung, Jakarta (ở Java) và Kupang (ở Đông Nusa Tenggara).
Chương trình này là một phần trong sáng kiến chung giữa tổ chức phi chính phủ Chương trình Muỗi Thế giới, Đại học Monash ở Australia và Đại học Gadjah Mada ở Yogyakarta, đã được triển khai tại 12 quốc gia.
Theo Trung tâm Y học Nhiệt đới tại Đại học Gajah Mada, nghiên cứu bắt đầu vào năm 2011 cho thấy "tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết giảm 77,1% ở các cộng đồng được điều trị bằng Wolbachia".
Tuy nhiên, các nhà phê bình Indonesia cáo buộc chương trình này là thiếu cân nhắc.
Họ cho rằng nghiên cứu ban đầu ở Yogyakarta - nơi đã khảo sát 4.500 người - chưa được thử nghiệm trên một mẫu dân số đủ lớn hoặc một số lượng muỗi đáng kể, chỉ mới được triển khai tại các quận Sleman và Bantul của thành phố.
AI có cướp đi công việc của chúng ta?
Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.