Nghiên cứu mới cho thấy hôn nhân tốt cho việc kiểm soát lượng đường trong máu. Ảnh: Alamy/PA. |
Các nghiên cứu trước đây đã phát hiện những cuộc hôn nhân hạnh phúc mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe hơn so với khi còn độc thân, bao gồm sống lâu hơn, ít đau tim, ít trầm cảm và ăn uống lành mạnh hơn.
Giờ đây, một nghiên cứu mới đã xem xét cụ thể lượng đường trong máu ở người lớn tuổi, phát hiện ra việc kết hôn hoặc sống chung giúp họ kiểm soát lượng đường trong máu.
Khi bắt đầu nghiên cứu, các chuyên gia từ ĐH Luxembourg và ĐH Ottawa (Canada) đã kiểm tra dữ liệu từ Nghiên cứu Lão hóa theo chiều dọc (Anh) trên 3.335 người trưởng thành từ 50 đến 89 tuổi không mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu bao gồm dữ liệu được thu thập từ các mẫu máu đo mức HbA1c (đường huyết trung bình).
Nghiên cứu khảo sát liệu họ có chồng, vợ hoặc bạn sống chung hay không và tiến hành đặt những câu hỏi để kiểm tra mức độ căng thẳng cũng như sự hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ. Dữ liệu cho thấy 76% số người trong phân tích đã kết hôn hoặc sống chung.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra chất lượng của mối quan hệ vợ chồng không tạo ra sự khác biệt của mức đường huyết trung bình. Việc có một mối quan hệ tốt hoặc ít căng thẳng không quan trọng bằng chỉ đơn giản là có một mối quan hệ vợ chồng.
“Nhìn chung, kết quả cho thấy mối quan hệ hôn nhân/sống thử tỷ lệ nghịch với mức HbA1c, bất kể mối quan hệ đó tốt hay không tốt. Tương tự, những mối quan hệ này dường như có tác dụng bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa mức HbA1c vượt ngưỡng tiền tiểu đường", các nhà nghiên cứu kết luận.
Cuốn sách bên bờ sự sống
Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.