Theo một facebooker chia sẻ về uống nước cây nhọ nồi để hạ sốt. Theo lời chia sẻ về tác dụng trị sốt xuất huyết của cây nhọ nồi đã nhanh chóng được cộng đồng mạng chia sẻ lại.
Bài thuốc từ chồng
Nội dung thông tin: “Cách đây 1 tuần, mình cũng bị sốt cao 39,8 độ, đi khám và xét nghiệm cũng được chẩn đoán là bị sốt xuất huyết, người mệt mỏi, li bì, như thể hôn mê không biết gì, chưa kể còn đau nhức khắp người và không ăn uống được gì cả.
Nghĩ đến cảnh nằm viện cả chục ngày như các bệnh nhân khác, mình còn cảm thấy “bệnh như nặng hơn”. Bác sĩ bảo về nhà tự chăm sóc và điều trị bằng thuốc hạ sốt vì hiện bệnh viện đang quá tải, 2 ngày sau vào khám lại.
Chồng mình được một chị mách sử dụng cây nhọ nồi để chữa bệnh. Dù Hà Nội rất hiếm, thậm chí ở quê cũng rất hiếm, nhưng không hiểu sao ông xã vẫn mò mẫm kiếm được về cho mình dùng. Sau khi uống nước xay từ cây và đắp bã cây lên trán, nhiệt độ của mình đã giảm từ 39,8 độ C xuống còn 37,8 độ C.
Tối đến, mình lại tiếp tục uống nước cây nhọ nồi như buổi chiều, và mình đã có thể ngồi dậy, đỡ đau đầu, người đỡ nhức mỏi, tự đi lại được và cho đến hôm sau thì cảm giác như người đã khỏe hẳn. Uống thêm lần thứ 3 và kiểm tra nhiệt độ liên tục thì vẫn chỉ hơn 37 độ C,và rồi cuối ngày hôm sau thì như người bình thường. Mình bắt đầu thấy như kiến bò khắp người, ngứa râm ran khắp cơ thể. Và cuối ngày mình uống tiếp một lần nữa để cho khỏi hẳn, thì thấy tối ngủ đã ngon hơn và không còn bị đau đầu hay li bì nữa.
Hôm sau mình tới bệnh viện xét nghiệm lại máu, mọi thứ đã ổn. Mình đã khỏe lại, mình cảm thấy biết ơn ông xã nhiều lắm, và thực sự muốn chia sẻ lên đây để bạn nào đang bị bệnh, hoặc có người thân đang bị biết được để tìm cây nhọ nồi để cứu chữa.
Tác dụng của cỏ nhọ nồi trong trị sốt xuất huyết. |
Cách thức chế biến:
Bước 1: Nhổ cây (lấy cả rễ, hoa, lá cành), rửa sạch rồi lại ngâm vào nước muối, rồi lại rửa sạch.
Bước 2: Để ráo nước, cho vào máy xay sinh tố (có thể cho vào cối giã nát), thêm mấy hạt muối và 1 chút nước lọc.
Bước 3: Lọc lấy nước cốt để uống, còn bã đắp lên trán hoặc dùng để xoa bóp lên chân tay, buộc vào gan bàn chân (giảm tê bì, buồn bực, đau nhức)".
Tác dụng cầm máu
Lương y Vũ Quốc Trung cho biết cây cỏ nhọ nồi có tác dụng cầm máu, nên sử dụng trong sốt xuất huyết để tránh sốt xuất huyết. Bình thường, người bị sốt xuất huyết có thể dùng cỏ nhọ nồi giã ra uống, nhưng để tác dụng tốt hơn có thể kết hợp với các loại vị thuốc khác.
Trong sách y dược học cổ truyền, cỏ nhọ nồi là vị thuốc quý. Đặc điểm cỏ nhọ nồi hay còn gọi cỏ mực là một loại cỏ thẳng đứng có thể cao tới 80 cm, thân có lông cứng. Lá mọc đối có lông ở hai mặt, dài 2-8 cm, rộng 5-15 mm. Cụm hoa hình đầu màu trắng ở kẽ lá hoặc đầu cành, lá bắc thon dài 5-6 mm, cũng có lông. Quả bế 3 cạnh, hoặc dẹt, có cánh, dài 3 mm, rộng 1.5 mm, đầu cụt. Mọc hoang khắp nơi ở nước ta.
Thành phần hoá học trong nhọ nồi có một ít tinh dầu, tamin, chất đắng, caroten và chất ancaloit gọi là ecliptin. Về dược lý, nhọ nồi có tác dụng cầm máu.
Trường hợp chảy máu tử cung, nếu dùng nhọ nồi thì ngoài tác dụng làm tăng prothrombin, còn có thể làm nén thành tử cung, góp phần thúc đẩy việc chống chảy máu. Cỏ nhọ nồi không gây tăng huyết áp. Cỏ nhọ nồi không làm giãn mạch.
Các nghiên cứu đã thử nghiệm trên lâm sàng về độc tính của nhọ nồi trên chuột bạch với liều từ 5-80 lần liều lâm sàng không có triệu chứng trúng độc.
Trong Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua, vào hai kinh can và thận. Công dụng: Bổ thận âm, chỉ huyết lị.
Theo lương y Trung, với bệnh nhân sốt xuất huyết có thể sử dụng bài thuốc sử dụng:
Bài 1: Lá tre 20 gram, hạ khô thảo 20 gram, rễ cỏ tranh 16 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, trắc bá diệp 16 gram sắc vừa đủ 100 ml, uống trong ngày.
Bài 2: Kim ngân hoa 20 gram, liên kiều 12 gram, hoàng cầm 12 gram, rễ cỏ tranh 20 gram, cỏ nhọ nồi 16 gram, hoa hòe 16 gram, chi tử 8 gram. Nếu khát nước, thêm huyền sâm, sinh địa mỗi thứ thêm 12 gram, sốt cao thêm tri mẫu khoảng 8 gram.