Mối quan hệ bạn bè cũng khó tránh khỏi những hấp dẫn lãng mạn vượt qua ranh giới tình bạn, theo Channel News Asia.
Tình cảm đủ lớn sẽ thúc đẩy con người bày tỏ, nhưng ngoài khả năng thành công là nguy cơ thất bại không hề nhỏ. Sau khi bị từ chối, có thể hai người vẫn là bạn tốt, nhưng mối quan hệ sẽ rất khó để quay lại như cũ.
Rạn nứt tình bạn vì lỡ nói lời yêu. Ảnh: Samson Katt/ Pexels. |
Mất bạn sau lời tỏ tình
Trong một nghiên cứu của Đại học Alabama được công bố năm 2022, ⅔ số người trong độ tuổi từ 18-32 tham gia khảo sát có mong muốn biến tình bạn thành tình yêu.
Tuy nhiên sau nhiều cố gắng, kết quả là 29% cho biết tình bạn của họ bị rạn nứt, trong khi 25% khác thậm chí không còn chơi với người bạn đó nữa.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành so sánh trải nghiệm giữa người chủ động và người được theo đuổi để tìm hiểu sự khác biệt giữa hai đối tượng này.
Không ít tình bạn đã tan vỡ chỉ vì một trong hai người có tình cảm. Ảnh: Alina Matveycheva/ Pexels. |
Những người chủ động bày tỏ thường có nhận thức sai về yếu tố lãng mạn trong các hành động cao hơn nhiều so với người tiếp nhận. Đây có thể là lý do sau khi bị từ chối, nhiều người vẫn cố chấp theo đuổi.
Theo Vanessa Cha, phóng viên của CNA, điều này cho thấy rằng những người quá say đắm trong tình yêu thường thiếu nhận thức về bản thân và cảm xúc của người khác.
Nỗi đau bị từ chối
“So với những cuộc hẹn hò chóng vánh, điều đáng sợ khi phải nghe lời chối từ đến từ một người bạn là họ biết rõ mọi thứ về quá khứ hay tính cách của bạn”, Vanessa chia sẻ.
Nỗi buồn bị từ chối có thể gây ra tổn thương nặng nề. Ảnh: Ron Lach/Pexels. |
Nhà tâm lý học nổi tiếng của Stanford, Carol Dweck cũng từng đưa ra quan điểm tương tự. Bà cho rằng, không gì đau buồn hơn bị từ chối bởi một người hiểu rõ bạn.
Sự từ chối có thể gây ra nhiều tổn thương tâm lý. Nam giới thường có xu hướng phản ứng mạnh mẽ hơn, trong khi phụ nữ sau tổn thương thường tìm tới sự chữa lành từ bên ngoài hoặc hạ thấp tiêu chuẩn xuống.
Điều này có thể tạo ra sự bất an và ảnh hưởng tới nhận thức về bản thân của mỗi người.
Dù vậy, nó không có nghĩa là người kia có lỗi hay phải chịu trách nhiệm về lời từ chối của mình.
Các nhà nghiên cứu người Mỹ đã quan sát thấy rằng đàn ông nói riêng đang gặp vấn đề với việc kết bạn. Kể từ năm 1990 đến nay, tỷ lệ nam giới không có bạn thân đã tăng từ 3% lên 15%, cao hơn rất nhiều so với phái nữ.
Vượt qua nỗi buồn khi tình cảm không được chấp nhận
Thế nhưng, việc có tình cảm với bạn bè không có gì là đáng xấu hổ và không phải tất cả sự lãng mạn đều nhận lại thất bại
Một nghiên cứu của Canada được công bố vào năm 2021 cho thấy ⅔ cặp đôi bắt đầu với tư cách là bạn bè. Một cuộc khảo sát năm 2014 tại Anh cho thấy tình bạn có ảnh hưởng đáng kể đến quan hệ vợ chồng khi hôn nhân của các cặp bạn thân thường hạnh phúc hơn nhiều.
Không thể yêu nhau nhưng tình bạn vẫn có thể duy trì. Ảnh: Samson Katt/ Pexels. |
Chuyên gia Esther Perel cho hay: “Chúng ta vẫn luôn muốn giữ hôn nhân truyền thống với cuộc sống gia đình và vợ chồng hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng đồng thời cũng mong nửa kia có thể vừa là một người bạn tâm giao đáng tin cậy vừa là một người tình gần gũi”.
Theo nhà văn Lydia Denworth, tình bạn là khuôn mẫu cho tất cả các mối quan hệ và nó có tác động sâu sắc đến sự phát triển của mỗi con người. Sự gắn kết với bạn bè thường ổn định, công bằng và lâu dài hơn những người khác.
Tuổi 17, sức khỏe tinh thần của mình tuột dốc trầm trọng
"Năm 17 tuổi đó, khi chật vật với những cảm xúc khó tả với mẹ của mình và cảm giác tội lỗi vì mình hiểu rằng mình phải yêu mẹ nhường nào, đã không có ai nói với mình rằng, không sao cả, bạn không phải là một người tồi tệ, việc vừa yêu, vừa ghét cha mẹ là một phần bài học của cuộc sống, rằng đó chỉ là cảm xúc của một con người thôi" là một đoạn trích trong cuốn Hành tinh của một kẻ nghĩ nhiều của tác giả Nguyễn Đoàn Minh Thư.
Sách là hành trình khám phá thế giới nội tâm của một người trẻ. Đó là một hành tinh đầy hỗn loạn của những suy nghĩ trăn trở, những dằn vặt, những cuộc chiến nội tâm, những cảm xúc vừa phức tạp cũng vừa rất đỗi con người.