Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khắc phục lỗi thí sinh đăng ký nhầm tổ hợp, phương thức xét tuyển

Năm 2023, thay vì đăng ký theo phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp, thí sinh sẽ đăng ký theo ngành. Nhiều trường đánh giá cách làm này tạo thuận lợi cho thí sinh và nhà trường.

Khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh chỉ cần đăng ký theo ngành mà các em mong muốn. Ảnh: Việt Hùng.

"Ví dụ, thí sinh muốn đăng ký vào ngành Công nghệ thông tin chỉ cần đăng ký mã ngành, trường mà không cần đăng ký tổ hợp, phương thức xét tuyển. Thí sinh chỉ cần nhập lên hệ thống các minh chứng cần thiết, phần mềm sẽ xử lý để xác nhận thí sinh trúng tuyển vào một nguyện vọng được xếp ưu tiên cao nhất mà thí sinh đủ điều kiện đỗ".

Đó là những trao đổi của PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT, trước những điểm mới đáng chú ý về mặt kỹ thuật khi đăng ký xét tuyển đại học năm nay.

Thí sinh được ưu tiên tối đa

Theo bà Thủy, phần mềm tuyển sinh năm nay có nhiều cập nhật, hướng dẫn rõ ràng hơn trên hệ thống để thí sinh truy cập tránh những lỗi thường gặp phải.

Theo đó, khi đăng ký nguyện vọng, thí sinh chỉ cần đăng ký theo ngành mà các em mong muốn, thay vì đăng ký theo phương thức xét tuyển hoặc tổ hợp môn. Điều chỉnh này sẽ tránh cho thí sinh bị nhầm lẫn khi phải đăng ký nguyện vọng vào nhiều tổ hợp, phương thức xét tuyển khác nhau.

"Mỗi ngành học có nhiều phương thức xét tuyển khác nhau. Các trường đại học sẽ dùng tất cả kết quả các em đang có để xét tuyển tốt nhất có thể cho các em trúng tuyển vào ngành đó. Các em chỉ cần đăng ký ngành mình mong muốn ứng tuyển, có kết quả các tổ hợp phù hợp phương thức xét tuyển cho ngành học đó là được xét tuyển", bà Thủy nói và khẳng định thí sinh được ưu tiên tối đa để trúng tuyển bằng phương thức tốt nhất mà mình có.

Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học nhấn mạnh sau khi đăng ký xét tuyển sớm, thí sinh vẫn phải đăng ký nguyện vọng xét tuyển và các minh chứng cần thiết lên hệ thống xét tuyển của Bộ GD&ĐT theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp.

Khi đã trúng tuyển nguyện vọng 1, thí sinh sẽ không được xét tiếp nguyện vọng 2, 3. Đây là quy định để thí sinh có khả năng trúng tuyển vào nguyện vọng mình yêu thích nhất.

Tuy nhiên, thí sinh lưu ý không cần đăng ký quá nhiều nguyện vọng, nhưng cũng không nên đăng ký quá ít để tránh rủi ro.

"Năm ngoái, có những em đăng ký một nguyện vọng duy nhất và tưởng mình chắc chắn trúng tuyển. Sau đó, vì sai sót về đối tượng/khu vực ưu tiên, cuối cùng, em không trúng tuyển và lỡ hết các cơ hội khác. Vì vậy, các em đừng bao giờ chỉ đặt duy nhất một nguyện vọng để tránh rủi ro", bà Thủy nói.

dang ky theo nganh anh 1

Bà Thủy lưu ý để tránh rủi ro, thí sinh không nên đặt duy nhất một nguyện vọng. Ảnh: Ngọc Bích.

Thí sinh không cần quá lo lắng

Trao đổi với Zing, TS Thân Thanh Sơn, Trưởng phòng Đào tạo, Đại học Công nghiệp Hà Nội, đánh giá cách làm của Bộ GD&ĐT sẽ tạo thuận lợi cho thí sinh.

Trước đây, thí sinh đăng ký theo tổ hợp, bây giờ các em chỉ cần chọn ngành, còn lại hệ thống sẽ tự tối ưu kết quả tốt nhất cho thí sinh.

Theo ông Sơn, các nhà trường sẽ chia ra nhiều phương thức để đa dạng hóa nguồn tuyển. Nếu hệ thống của bộ giải quyết được chuyện này sẽ thuận lợi cho trường tuyển được thí sinh đáp ứng nhu cầu đào tạo.

Tương tự, TS Mai Đức Toàn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Gia Định, cho biết năm 2022, lần đầu tiên Bộ GD&ĐT áp dụng đăng ký xét tuyển, lọc ảo, xác nhận nhập học đều phải thực hiện trên hệ thống chung.

Điều này khiến các trường bỡ ngỡ bởi một trường có ít nhất 3 phương thức xét tuyển, nhất là xét tuyển bằng học bạ THPT với nhiều hình thức khác nhau, dẫn đến khó khăn cho thí sinh và quá trình lọc ảo của các cơ sở giáo dục.

"Sang năm 2023, việc cải tiến kỹ thuật đã tạo thuận lợi hơn cho các trường, đồng thời tối ưu lợi ích của thí sinh. Các em chỉ cần lưu ý mã ngành, mã trường để đăng ký cho đúng. Điều này website các trường đại học và thầy cô bậc THPT sẽ hướng dẫn các em kỹ càng", TS Toàn nói.

TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM, cũng khẳng định việc chỉ cần đăng ký theo ngành sẽ có lợi cho thí sinh, tránh phức tạp khi đăng ký nguyện vọng.

"Năm ngoái, có những thí sinh đăng ký ngành mà không đăng ký phương thức hoặc tổ hợp xét tuyển. Bên cạnh đó, có những em không biết bản thân có lợi ở phương thức nào, làm mất cơ hội trúng tuyển. Năm nay, hệ thống sẽ tự động lọc phương thức tối ưu nhất cho các em", ông Hạ nói.

Vị phó hiệu trưởng cho biết hiện tại, các trường chưa tiếp cận phần mềm mới, chắc chắn nhà trường cũng phải tính toán dữ liệu khi đưa lên để thuận lợi cho thí sinh.

Tuy nhiên, ông Hạ nhận định trước khi công bố cải tiến, Bộ GD&ĐT chắc chắn đã tính toán các phương án tối ưu. Chính vì vậy, ông Hạ cũng lưu ý thí sinh không cần quá lo lắng về sự thay đổi này.

"Các em chỉ cần để ý tên ngành, mã ngành, mã trường để đăng ký cho chính xác", ông Hạ nhấn mạnh.

Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp

Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.

Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.

Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.

Thí sinh phân vân mạo hiểm chọn ngành mới hay an toàn với ngành cũ

Khi các trường đại học mở ngành học mới, không ít thí sinh đang băn khoăn nên chọn ngành mới đầy tiềm năng hay chọn ngành cũ an toàn.

Ngọc Bích

Bạn có thể quan tâm