Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khách 'sống ảo' vẫn không tha cho Phú Sĩ

Thị trấn Fujikawaguchiko dựng tấm chắn lớn màu đen để ngăn du khách chụp ảnh đỉnh núi Phú Sĩ hôm 21/5. Nhưng nhóm khách cuồng check-in lại ra tìm địa điểm thay thế ngay sau đó.

Du khách chụp ảnh tại cầu Fuji Dream - địa điểm check-in mới với núi Phú Sĩ tại thị trấn Fujikawaguchiko.

Vứt rác bừa bãi, đột nhập sân thượng nhà dân để tìm góc chụp ảnh ưng ý, ở lỳ trong xe ăn uống, bỏ qua lệnh cấm quăng mẩu thuốc lá nơi công cộng... là một số hành động phiền toái mà du khách để lại khi đến cửa hàng tiện lợi Lawson ở thị trấn Fujikawaguchiko, tỉnh Yamanashi, Nhật Bản.

Đây là địa điểm có view "triệu đô" với hậu cảnh là núi Phú Sĩ, giúp khách du lịch có được những bức ảnh check-in để đời.

Từ khi mở cửa trở lại sau đại dịch, Nhật Bản đón số lượng khách quốc tế lớn, đặc biệt tại các điểm du lịch nổi tiếng. Nhưng mối lo ngại về nạn quá tải du lịch chỉ bắt đầu rõ nét hơn khi đồng yen suy yếu.

Trước sự vô ý thức từ một bộ phận du khách du khách, người dân sống khu vực gần cửa hàng Lawson đứng lên yêu cầu sự vào cuộc từ quan chức địa phương.

nui Phu Si anh 1

Tấm rào chắn trước cửa hàng tiện lợi Lawson. Ảnh: Kyodo.

Sau nhiều lần trì hoãn, chính quyền địa phương đã dựng hàng rào lưới lớn dài 20 m, cao 2,5 m ngay phía sau cửa hàng Lawson để ngăn chặn việc chụp ảnh ngày càng tăng của khách du lịch, theo Japan Times.

Tuy nhiên, động thái này không khiến nhóm khách cuồng check-in bỏ cuộc. Họ chuyển sang tìm kiếm địa điểm mới cũng có view núi Phú Sĩ. Lúc này, cầu Fuji Dream (Giấc Mơ Phú Sĩ) trên tuyến đường 139 ở tỉnh Shizuoka lọt vào tầm ngắm.

Cửa hàng tiện lợi Lawson hút khách vì có thể chụp ảnh với ngọn núi thiêng của Nhật Bản từ xa. Còn cầu Fuji Dream được khách du lịch lựa chọn nhờ sự đa dạng góc chụp, đặc biệt là cảnh núi Phú Sĩ gần và ngoạn mục hơn.

"Các bậc thang dường như dẫn thẳng về phía núi", SCMP nhận xét.

Tờ nhật báo của Hong Kong cho rằng cư dân vùng Shizuoka yên bình sử dụng cây cầu trong nhiều thập kỷ qua. Song, kể từ khi địa danh này nổi tiếng trên nền tảng Instagram, sự phiền toái dần xuất hiện.

"Mọi phiền hà xảy đến vào tháng 12/2023, khi một du khách ngoại quốc có sức ảnh hưởng đăng tải ảnh chụp tại cây cầu lên Instagram. Từ đó đến nay, hầu hết người đến thăm Fuji Dream đều là khách quốc tế, không phải người Nhật", theo Miyu Toyama, một quan chức Phòng trao đổi du lịch nói chính quyền thành phố.

Theo ước tính của chính quyền Shizuoka, số lượng du khách tới cầu Fuji Dream đã tăng lên hơn 100 người/ngày.

Vị quan chức này cho biết thêm du khách thậm chí đến khi trời mưa hoặc núi Phú Sĩ bị mây bao phủ. Nhóm khách cuồng check-in vẫn chờ đợi tại cây cầu với hy vọng trời quang đãng để chụp ảnh.

Không chỉ gây ảnh hưởng các điểm đến có view núi Phú Sĩ, chính những người leo núi tại đây cũng gây nhiều hệ lụy đến hệ sinh thái. Người dân địa phương không ngần ngại gọi Phú Sĩ là "núi rác".

nui Phu Si anh 10

Cảnh tắc đường mùa leo núi mỗi năm tại núi Phú Sĩ. Ảnh: CNN.

Núi Phú Sĩ là đỉnh núi cao nhất Nhật Bản và là hình ảnh biểu tượng cho xứ sở Mặt Trời mọc, từng được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới của UNESCO vào năm 2013.

Ngọn núi trải dài giữa tỉnh Yamanashi và Shizuoka, là một địa điểm thu hút du khách đến 2 địa phương này. Chính quyền địa phương ghi nhận có hàng trăm nghìn khách du lịch đến Phú Sĩ trong mùa leo núi mỗi năm.

Mục Du lịch - Ẩm thực gửi tới độc giả những tựa sách hay, truyền cảm hứng xê dịch. Không chỉ là những chuyến du lịch đơn thuần, mỗi tác phẩm kể lại hành trình khám phá, học hỏi nhiều điều hay từ những nền văn minh, địa điểm mới của các tác giả.

> Xem thêm: Sách cho người xê dịch

Che view núi Phú Sĩ để 'tiễn khách' ở Nhật Bản

Nhằm hạn chế tình trạng du lịch quá tải, chính quyền thị trấn Fujikawaguchiko bắt đầu cho xây dựng tấm chắn màu đen để chặn tầm nhìn ra núi Phú Sĩ.

Quán cà phê 70 năm không đổi mới gây sốt tại Nhật Bản

Sau hơn 70 năm, quán cà phê Lion Cafe gần như không thay đổi. Khách hàng đến đây được yêu cầu hạn chế nói chuyện, không nghe điện thoại, chỉ lắng nghe âm nhạc.

Minh Vi

Bạn có thể quan tâm