Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khai cuộc giải đấu offroad quốc tế đầu tiên ở Việt Nam

Sáng nay (1/6), giải đấu offroad lần thứ 2 tại Hạ Long và cũng là lần đầu mang quy mô quốc tế đã được khai mạc tại khu nghỉ dưỡng Tuần Châu với tên gọi RFC Việt Nam 2013.

Khai cuộc giải đấu offroad quốc tế đầu tiên ở Việt Nam

Sáng nay (1/6), giải đấu offroad lần thứ 2 tại Hạ Long và cũng là lần đầu mang quy mô quốc tế đã được khai mạc tại khu nghỉ dưỡng Tuần Châu với tên gọi RFC Việt Nam 2013.

Tham dự RFC Việt Nam 2013, có tất cả 35 đội đăng ký dự thi từ ngày 1/6 đến hết ngày 5/6, nhiều hơn 14 đội so với lần tổ chức đầu tiên vào năm ngoái. Các đội đua đều đến từ 2 câu lạc bộ offroad mạnh nhất cả nước là Hà Nội và TP.HCM. Ngoài ra, do đây là lần đầu tiên giải đấu ở Hạ Long chính thức gia nhập hệ thống thi đấu offroad của RFC quốc tế (Rain Forest Challenge) nên đã có sự xuất hiện yếu tố “ngoại”, đó là các vận động viên của Lào và Hàn Quốc.

Đặc biệt, đội đua số 108 hoàn toàn do vận động viên nữ điều khiển. Đây là 2 cô gái còn rất trẻ với dáng người nhỏ bé là Nguyễn Thị Hương Trang và Nguyễn Thị Thu Hương. Cả 2 sẽ đối đầu với 34 đối thủ hoàn toàn là nam giới. Chiếc xe của họ được độ lại với động cơ Nissan 4.2.

 

Giải đấu offroad mang tầm quốc tế đầu tiên ở Việt Nam tiếp tục chọn Tuần Châu làm nơi tổ chức sau giải Halong Challenge 2012 diễn ra khá thành công.

Ngay sau lễ khai mạc được tiến hành trang trọng và gọn nhẹ, đoàn xe địa hình lên đến hơn 50 chiếc đã diễu hành vòng quanh thành phố Hạ Long để biểu thị tinh thần và quy mô của giải đấu mang tầm quốc tế. Trong ngày hôm nay, tại bãi thi nằm sâu trong khu đảo Tuần Châu đã diễn ra 4 bài thi (được gọi tắt là SS).

 

Đoàn xe diễu hành trên phố là một hoạt động truyền thống xuất phát từ giải RFC quốc tế.

 

Đội Lào đem đến giải offroad một chiếc buggy hầm hố.

Thời tiết của giải năm nay khá thuận lợi, đường khô nên gần như bài SS1 (vượt dốc khô và hố bùn) các tay lái đều dễ dàng vượt qua nếu vững tinh thần. Các loại xe trục cơ sở ngắn như Land “cộc”, Pajero 2 cửa, Suzuki Samurai đều có lợi thế ở màn này và thời gian về đích khá nhanh.

Ở bài thi SS2 khá gay cấn khi đường đua có độ dốc của vách núi và đoạn về đích bị bẫy bởi hố bùn so le. Đã có một số xe bị đổ nghiêng khi qua bài này do quá chú ý về thời gian cán đích mà vội vàng trong khi địa hình khô khiến bánh xe dễ bị nẩy trong quá trình trèo mép dốc của sườn đồi. Khó khăn không kém là bài SS3, một bài thi mới xuất hiện với địa hình len lỏi trong rừng cây và đoạn về đích là con dốc lớn. Bài SS4 cũng lần đầu được đưa vào giải đấu, đó là kỹ năng thay lốp sơ cua. Bài thi này đòi hỏi sự phối hợp ăn ý của lái chính và lái phụ.

 

Chân dung đội nữ duy nhất của giải đấu toàn nam.

Các đội sẽ thi đấu trong 2 ngày ở Tuần Châu, sau đó sang ngày thứ 3 sẽ di chuyển sang chặng đặc biệt cách địa điểm cũ khoảng 50km, trong đó có cả bài thi đêm khá thú vị.

 

Bài thi số 1 khá dễ nhưng vẫn có xe bị mắc ở dốc cạn do chủ quan.

 

Lái phụ phải dùng tới neo để xe tự tời thoát khỏi đoạn mắc kẹt. Bài thi này các đội mất trung bình 1 phút 30 giây.

 

Xe mắc bẫy ở bài SS2.

 

Hố ở cuối SS2 khiến nhiều xe bị sa lầy.

 

Mọi cố gẵng giẫy giụa đều không thành công, khiến lái chính phải chịu thua và để xe cẩu kéo ra.

 

Pha vượt hố bùn thành công trong SS1.

 

Bài SS4 khá đơn giản nhưng đôi khi lại quyết định rất lớn cho thành tích cuối.

 

SS3 thi dưới bóng cây mát rượi nhưng cũng khiến nhiều xe phải gục ngã và cần tới xe BTC kéo lên.

Theo Sống mới

Theo Sống mới

Bạn có thể quan tâm