1. Da trở nên khô. Điều này cũng dễ hiểu bởi khi chết, máu sẽ rút dần, mạch máu ngừng hoạt động làm các lớp biểu bì, nang và tóc đều co lại. Robert D. Webster, tác giả của cuốn sách "Does This Mean You"ll See Me Naked" cho biết. |
2. Toàn thân cứng lại. Xảy ra từ sự suy giảm adenosine triphosphate ATP - các phân tử mang năng lượng, cần thiết để thư giãn các sợi cơ bắp sau những cơn co thắt. Judy Melinek, bác sĩ y khoa kiêm nhà nghiên cứu bệnh học pháp y và đồng tác giả của cuốn Working Stiff nói: "Khi bạn ngừng thở, các tế bào ngừng sản xuất ATP. Các sợi cực nhỏ này bị khóa khiến cho cơ bắp cứng lại". |
Trong hầu hết các trường hợp, sự co cứng diễn ra từ 1-3h sau khi chết và ở trạng thái cứng hoàn toàn sau 24h. Hiện tượng này có cả ở mí mắt nên những trường hợp không nhắm mắt khi chết, các cơ mắt sẽ giữ cho mắt mở to (chết không nhắm mắt). Sau một hoặc hai ngày, những cơ bắp bắt đầu suy giảm, và cơ thể trông thư giãn hơn. |
3. Bạn vẫn có thể phát ra tiếng rên hay nấc. Chết không có nghĩa là không có bất kỳ chút không khí nào trong phổi. Nếu như thi thể bị di chuyển và có lực tác động vào ngực, không khí có thể đi lên khí quản và tạo thành hợp âm khiến thi thể rên rỉ, nấc hay thậm chí là thở dài. Âm thanh này thường khiến gia đình người chết lo sợ, thậm chí là ám ảnh nhưng không có vấn đề gì. |
4. Vẫn bài tiết. Sau khi chết, mọi cơ bắp trong cơ thể đều thả lỏng và thư giãn, các cơ vòng có trách nhiệm giữ bàng quang và ruột cũng buông thả khiến cho tất cả những gì trong cơ thể có rò rỉ được đều thoát ra ngoài. |
5. Các nếp nhăn sẽ biến mất ngay lập tức. Khi một người qua đời, mọi nếp nhăn sẽ mờ đi do các cơ bắp giảm sức căng. Nếu bạn đã già, những vùng da chảy xệ vẫn tồn tại, nhưng ít nhất vùng trán của bạn sẽ không còn nhăn nữa. |
6. Một số cơ quan trong cơ thể vẫn hoạt động. Ngay sau khi ngưng thở và tim ngừng đập, các cơ quan trong cơ thể bắt đầu chết, song một số cơ quan nội tạng và mô vẫn hoạt động. Các tế bào da có thể tiếp tục sống sót nhiều ngày sau khi chủ của nó chết. Ngược lại, các tế bào não chết chỉ sau 3 phút vì thiếu oxy. Các tế bào cơ sống sót trong nhiều giờ sau đó. Các mô như giác mạc, da, tủy xương, và thậm chí van tim vẫn hoạt động kể cả 15h bạn trút hơi thở cuối cùng. |
7. Màu da thay đổi. Cơ thể dần chuyển sang màu trắng và màu tím. Lực hấp dẫn tạo ra những vết tím trên cơ thể con người khi mới chết. Trong khi một phần của cơ thể tái dần, các tế bào máu di chuyển đến các bộ phận ở gần mặt đất nhất bởi việc lưu thông máu đã ngừng hẳn. Từ đó hình thành nên những đốm màu tím nằm ở những vùng dưới thấp trên cơ thể được gọi là "hồ máu tử thi". Trên thực tế, dựa vào những vết tím này mà các nhân viên điều tra có thể xác định chính xác thời gian chết của con người. |
8. Các cơ quan sẽ tự tiêu hóa. Sau khi đã tê cứng, cơ thể bắt đầu thối rữa. Giai đoạn này có thể bị chậm lại bởi quá trình ướp xác, nhưng cuối cùng thì toàn bộ cũng tiêu hóa. Quá trình này bắt đầu bằng các enzyme trong tuyến tụy làm cho các cơ quan tự tiêu hóa. Vi khuẩn sẽ bám theo những emzyme này, làm cho cơ thể chuyển thành màu xanh từ bụng trở lên và lúc này vi khuẩn được tự do "đánh chén" mọi thứ. |
Tờ NewScientist viết: "Kẻ hưởng lợi cuối cùng là 100.000 tỷ vi khuẩn đã sống cùng chúng ta, trong ruột của chúng ta”. Khi những vi khuẩn này phá ra, nó giải phóng putrescine và cadaverine là những hợp chất làm cho cơ thể có mùi sau khi chết. |