Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khao San thất thủ

Khu phố Tây Khao San là một trong những nơi sôi động nhất trong dịp Songkran với các "cuộc chiến súng nước". Năm nay, cảnh sát địa phương phải tăng cường túc trực ở địa điểm này.

Sau 3 năm gián đoạn vì dịch bệnh, lễ hội té nước Songkran nổi tiếng ở Thái Lan trở lại vào năm nay, kéo dài 3 ngày, từ 13-15/4, được kỳ vọng sẽ là cú hích lớn với ngành du lịch xứ sở chùa Vàng.

Ở riêng thủ đô Bangkok, 40 địa điểm được chỉ định cho lễ hội té nước công cộng. Trong đó, Khaosan, nơi được mệnh danh là thiên đường du lịch bụi của nước này, là khu vực có đông người dân địa phương và người nước ngoài kéo tới nhất.

Sau ngày đầu tiên của Songkran, khu phố này nhanh chóng quá tải, khiến lực lượng chức năng ở thủ đô phải can thiệp kịp thời, giới hạn đám đông trong 2 ngày còn lại, theo Bangkok Post.

Trước đó, chính quyền đã ra lệnh cấm xe cộ lưu thông ở Khao San từ trưa đến 20h trong các ngày 13-15/4 nhằm phục vụ cho hoạt động té nước. Giới chức cho phép các cửa hàng kinh doanh bật nhạc và dành riêng khu vực cho hoạt động này, nhưng không được phép dựng sân khấu trên đường đi.

Khao san Songkran anh 1

Lễ hội Songkran được tổ chức ngày 13-15/4, đánh dấu năm mới của Thái Lan. Ảnh: AP.

Lo ngại thảm kịch chen lấn

Đường Khao San chỉ dài 400 m, được mệnh danh là khu phố Tây bởi là tụ điểm vui chơi, ăn uống, tiệc tùng của du khách quốc tế khi tới Bangkok. Hai bên đường tập trung nhiều nhà hàng và quán bar. Lối ra vào chính nằm ở hai đầu phố, bên cạnh các ngõ nhỏ ở hai bên.

Trong ngày đầu tiên của Songkran vào hôm 13/4, khoảng 50.000 người có mặt ở Khao San để tận hưởng lễ hội. Các màn "đấu súng nước" khiến con phố này ken chặt người, chen lấn tới mức không thể di chuyển, buộc cảnh sát Bangkok phải hành động và chia nhỏ đám đông và giới hạn số người vào trong khu vực.

Trước đó, cảnh sát quyết định chỉ mở một lối vào con phố và yêu cầu người tham gia đi qua 8 con hẻm được chỉ định là lối ra để ngăn nơi này trở nên quá đông đúc.

Đến gần 21h cùng ngày, Giám đốc sở cảnh sát Chanasongkram ra thông báo trên loa, yêu cầu mọi người dừng các hoạt động trên phố và giải tán, do tình trạng đông đúc, không thể chứa thêm người.

Chỉ những vị khách vào các câu lạc bộ, quán bar và nhà hàng trên đường mới có thể ở lại, trong khi những vị khách đến đó đơn thuần để tham gia các hoạt động té nước phải rời đi.

Khao san Songkran anh 2

Sau 3 năm gián đoạn vì đại dịch Covid-19, “cuộc chiến” té nước quay trở lại vào năm 2023. Ảnh: Thaiger.

Thông báo của cảnh sát gây ra sự phẫn nộ cho những người đang trong cuộc vui. Một số cố gắng vượt qua hàng rào sắt. Đến khoảng 23h, cảnh sát yêu cầu ban tổ chức sự kiện kết thúc và yêu cầu người chơi ra về.

Đến ngày 14/4, số lượng người tham gia tối đa ở Khao San được giới hạn ở mức 15.000 người.

Hành động của cảnh sát Bangkok được cho là nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra thảm kịch trong các sự kiện công cộng như vụ giẫm đạp tại Hàn Quốc trong lễ hội Halloween năm ngoái.

Mặt tối của Songkran

Tuy vậy, Sanga Ruengwattanakul, chủ tịch Hiệp hội các doanh nghiệp trên đường Khao San, cho biết con đường sẽ không gặp phải tình trạng như Itaewon.

"Khao San và Itaewon khá khác nhau về mặt địa hình. Khao San có nhiều lối ra và bằng phẳng", ông Sanga nói. Ông cho biết số lượng cảnh sát và nhân viên an ninh khác tại Khao San cũng rất cao với 7 trạm kiểm soát, 3 trạm sơ cứu, 4 xe cứu thương.

Lực lượng chức năng túc trực nhằm đảm bảo an toàn cho những người tham dự lễ hội và điều tiết giao thông khu vực.

Cảnh sát cũng sẽ kiểm tra nhằm đảm bảo người đến đường Khao San không vi phạm quy định chung như mang vũ khí, rượu, ăn mặc hở hang hoặc khỏa thân, trét bột mì hoặc dùng súng có áp lực nước cao.

Khao san Songkran anh 3

Cảnh sát dùng loa để yêu cầu giải tán đám đông vui chơi lễ hội Songkran trên đường Khao San. Ảnh: The Nation Thailand.

Ở ngay gần Khao San, đường Silom cũng chật cứng người thi nhau té nước, mặc dù con đường này không được chỉ định là địa điểm tổ chức lễ hội, tức là không bị đóng cửa.

Thiên đường du lịch bụi này được kỳ vọng sẽ đem lại doanh thu lớn trong dịp Songkran. Lượng đặt phòng khách sạn trên đường Khao San và khu vực lân cận đã lên tới 70%.

Thái Lan ước tính khoảng 30.000-40.000 khách du lịch nội địa và quốc tế ​​sẽ đến Khao San mỗi ngày trong lễ hội, với mức chi tiêu trung bình 1.000 baht/người, tương đương thu về 30-40 triệu baht/ngày.

Ở khía cạnh khác, dù là niềm hy vọng du lịch, Songkran những năm gần đây trở thành “cuộc chiến té nước” với những nỗi lo gây bệnh tật, quấy rối tình dục, uống rượu quá độ.

Theo Cục trưởng Cục Phòng chống và Giảm nhẹ Thiên tai Boontham Lertsukheekasem, 114 người chết và 1.064 người bị thương do tai nạn giao thông trên toàn quốc trong dịp lễ Songkran năm nay. 3 ngày trước khi lễ hội chính thức bắt đầu, đã có 1.055 sự cố giao thông dẫn đến những thương vong này, Thaiger đưa tin.

Ở Chiang Mai, 38 vụ tai nạn được báo cáo - con số cao nhất trong các tỉnh. Chiang Mai, cùng với tỉnh miền nam Nakhon Si Thammarat, có số người bị thương cao nhất, với 40 người mỗi tỉnh. Bangkok có tỷ lệ tử vong cao nhất với 9 người thiệt mạng.

Trong ngày 13/4, cả Thái Lan xảy ra 437 vụ tai nạn giao thông, làm 49 người chết và 448 người bị thương.

Nguyên nhân chính của những vụ tai nạn này là do chạy quá tốc độ, lái xe trong tình trạng say rượu. Hầu hết là các tai nạn liên quan đến xe máy.

'Con tàu địa ngục' ở Hàn Quốc

Vấn đề tắc nghẽn kinh hoàng trên tuyến tàu điện ngầm Gimpo Goldline bị người dân Hàn lo sợ sẽ là "thảm kịch Itaewon thứ hai". Hành khách nhiều lần nghẹt thở vì bị dồn ép, chen lấn.

Niềm vui và nỗi buồn của công việc

Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.

Hiền Thy

Bạn có thể quan tâm