Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi chồng 'cứng đầu' với vợ

"Anh đừng gạt tàn thuốc lá xuống sàn nhà. Bảo bao lần rồi" - vợ vừa dứt lời, Hoàng vùi ngay cả điếu thuốc xuống nền gạch để rồi cả 2 người nhìn nhau gườm gườm...

Khi chồng 'cứng đầu' với vợ 

"Anh đừng gạt tàn thuốc lá xuống sàn nhà. Bảo bao lần rồi" - vợ vừa dứt lời, Hoàng vùi ngay cả điếu thuốc xuống nền gạch để rồi cả 2 người nhìn nhau gườm gườm...

Khi chồng `cứng đầu` với vợ
Ảnh minh họa

Vợ chồng Hoàng – Dung luôn trong tình trạng căng thẳng với nhau vì Hoàng không bao giờ chịu để vợ "lấn lướt" mình. Chẳng hạn, Hoàng xem bóng đá mà nghe vợ "xin xỏ": "Anh nhỏ nhỏ tiếng thôi cho em đọc sách", thì sau đó, cả xóm sẽ được nghe giọng BLV bóng đá từ tivi nhà Hoàng và Dung.

Việc chăm sóc nhau tử tế cũng không thành: Sáng đi làm, Dung chuẩn bị cho chồng chiếc khăn ấm vì lo anh (từ hồi trai trẻ, Hoàng đã mắc chứng viêm mũi mãn tính, cứ trở về nhà từ ngoài đường là anh chảy nước mũi liên tục). Nhưng đáp lại, lần nào Hoàng cũng khó chịu ra mặt.

Định quàng cho chồng cái khăn thì anh đã gạt tay ra, càu nhàu: “Thôi, mọi người tưởng anh dở hơi”. Nếu Dung có quyết liệt làm căng, cố tình nhét khăn vào túi xách của chồng thì trên đường đến cơ quan, anh sẽ tạt qua nhà ông bà ngoại và gửi lại đồ cho vợ. Có hôm cãi vã, Hoàng còn thẳng tay ném cái khăn xuống đống rác lề đường, trước mặt vợ.

Tuấn Anh có bản chất ham chơi từ bé. Kết hôn rồi, anh càng được dịp “coi đường là nhà” vì ngại va chạm với cô vợ trẻ suốt ngày thích săm soi, hạch sách chồng.

4h30 hàng ngày là thời điểm Quyên – vợ Tuấn Anh thực hiện chiến thuật gọi điện nhắc chồng về nhà sớm. Nếu anh cố tình tắt máy thì chị nhanh chóng gọi vào máy bàn cơ quan. Nếu đồng nghiệp của anh “đỡ hộ” kiểu như: “Anh ấy đang bận họp với sếp em ạ” thì chị sẽ chuyển qua cơn mưa tin nhắn: “Sao anh không nghe máy? Hết giờ rồi mà còn họp hành gì?”… Áp lực đến mức ngày nào đến cuối giờ làm, Tuấn Anh cũng giật mình thon thót khi điện thoại đổ chuông.

Mới đây, Tuấn Anh cùng cơ quan tiệc tùng đến tận khuya. Anh đã báo cáo với vợ từ trước lúc đi làm nhưng đời nào Quyên tin, cô nhất định vẫn gọi điện kiểm tra liên tục trong lúc anh đang vui vẻ.

Bực mình anh mở máy nhưng không phải để giải thích mà cố tình cho vợ nghe được những lời "sàm sỡ" của mình. Điện thoại vọng vào những câu như: “Thôi đừng trêu em nữa. Anh cứ sờ soạng lung tung” và tiếng cười “khả ố” của Tuấn Anh làm mặt Quyên cứ tím tái dần…

Lý do chồng "bướng bỉnh"

Bản chất của đàn ông là thích lãnh đạo. Do vậy, nếu phải nghe vợ lớn tiếng nạt nộ: “Anh phải thế này”, “Anh phải thế kia”… nhiều ông chồng ức chế và phản ứng bằng cách cố tình trêu vợ cho bõ tức. Biểu hiện thường thấy là người chồng luôn có xu hướng làm trái ngược với những lời vợ dặn dò. Nếu vợ muốn chồng về nhà sớm, chồng sẽ cố tình về thật muộn. Nếu vợ nghi ngờ, ghen tuông bóng gió, chồng dễ thực hiện hành vi ngoại tình cho thỏa mãn tính hiếu thắng của mình.

Nhiều người vợ thường băn khoăn, chồng mình đã trưởng thành mà thỉnh thoảng lại có những hành động hoặc suy nghĩa dở tệ. Các chuyên gia tâm lý cho rằng, nam giới cũng giống như một đứa trẻ, rất ghét bị kiểm soát và cấm đoán. Mâu thuẫn ở chỗ, người vợ nào cũng muốn mình “làm chủ” trong nhà và lái chồng theo sở thích của bản thân mà quên đi việc xem xét cảm xúc từ phía chồng.

Liệu pháp “nói ngọt lọt đến xương” luôn mang ý nghĩa tích cực. Thay vì yêu cầu “Anh phải…”, “Sao anh không…”, người vợ có thể ngọt ngào “Anh làm giúp em đi...”. Khi tự ái được vuốt ve, người chồng sẵn sàng chiều theo ý thích của vợ. 

Theo Mẹ Và Bé

Theo Mẹ Và Bé

Bạn có thể quan tâm