Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi chồng không là 'trụ cột gia đình'

"Người ta ít học nhưng tiền lúc nào cũng rủng rỉnh, vợ con được sung sướng, còn hơn là học cao, biết rộng, trình độ Thạc sĩ mà túi lúc nào cũng rỗng tuếch!", Chi lạnh lùng đay nghiến chồng.

Khi chồng không là ''trụ cột gia đình''

"Người ta ít học nhưng tiền lúc nào cũng rủng rỉnh, vợ con được sung sướng, còn hơn là học cao, biết rộng, trình độ Thạc sĩ mà túi lúc nào cũng rỗng tuếch!", Chi lạnh lùng đay nghiến chồng.

>>Khi chồng... ''ngang như cua''

Khi chồng không là
Ảnh minh họa

Vật chất có tác động không nhỏ tới mối quan hệ tình cảm trong gia đình. Khi vợ chồng có sự chênh lệch quá lớn về mức thu nhập, khả năng đóng góp kinh tế mà giữa hai người không có sự cảm thông, khéo léo trong cách cư xử thì hạnh phúc sẽ dễ bị ảnh hưởng.

Hồi yêu nhau, Thu luôn hãnh diện về vẻ đẹp trai, thư sinh và sự chiều chuộng của Tiến dành cho cô. Thu chẳng bận tâm tới sự khác biệt về điều kiện sống cũng như sự chênh lệch về mức thu nhập giữa hai người. Thế nhưng, khi về chung sống dưới một mái nhà, Thu luôn có cảm giác thiệt thòi vì phải đứng mũi chịu sào trong việc lo toan kinh tế trong gia đình.

Tất cả xuất phát từ chuyện tiền lương của Tiến chỉ có hơn 3 triệu đồng một tháng trong khi số tiền Thu kiếm được từ công việc kinh doanh lên tới cả chục triệu đồng. Đã nhiều lần, Thu khuyên chồng nên bỏ việc ở cơ quan Nhà nước, về cùng vợ phát triển việc buôn bán nhưng Tiến nhất quyết không nghe. Thu ấm ức cho rằng chồng gàn dở, tham thứ danh lợi hão huyền...

Kiếm được nhiều tiền, Thu tỏ vẻ coi thường chồng ra mặt. Từ chuyện sửa nhà, mua xe máy, sắm các vật dụng hiện đại đến việc tổ chức đi chơi, Thu đều tự ý quyết định mà không hỏi xem Tiến có đồng tình hay không. Bạn bè, người thân đến nhà chơi khen vợ chồng Thu ăn nên làm ra thì Thu thao thao bất tuyệt kể lể công sức của mình, phủ nhận mọi đóng góp của chồng, thậm chí còn bóng gió chỉ trích Tiến “nuôi thân không nổi”. Cách hành xử thiếu tôn trọng của Thu khiến Tiến luôn bị ám ảnh bởi tâm lí mặc cảm, tự ti.

Với tham vọng kiếm được thật nhiều tiền để khỏi mang tiếng thua kém vợ, Tiến đã mù quáng dấn thân vào con đường cờ bạc. Hậu quả là nợ nần chồng chất, Tiến phải lừa vợ mang sổ đỏ đi cầm cố. Khi Thu biết chuyện cũng là lúc vợ chồng họ dẫn nhau ra tòa ly dị.

Buổi liên hoan mừng công trình nghiên cứu khoa học của Đức thành công bỗng trở nên buồn chán, gượng gạo kể từ lúc Chi, vợ anh xuất hiện. Thay vì động viên, khích lệ chồng, Chi lạnh lùng thốt lên: “Một công trình chứ có đến mười công trình thì nghèo vẫn hoàn nghèo mà thôi. Người ta ít học nhưng tiền lúc nào cũng rủng rỉnh, vợ con được sung sướng, còn hơn là học cao, biết rộng, trình độ Thạc sĩ mà túi lúc nào cũng rỗng tuếch. Vài triệu bạc tiền thưởng nào có thấm tháp gì so với tiền bỏ ra làm các thí nghiệm, lại còn khổ sở thức đêm làm việc. Ngay cả tiền tổ chức buổi liên hoan này anh ấy cũng phải về lấy của vợ...”.

Chẳng giữ thể diện cho chồng, Chi gay gắt bảo Đức là kẻ bị “Trời đày”, cứ tự làm khổ bản thân nên mới dại dột đeo đuổi công việc hiện tại, vừa vất vả mà thu nhập lại ít ỏi, trong khi Chi hoàn toàn có khả năng xin cho Đức một công việc nhàn hạ, kiếm được nhiều tiền hơn. Chứng kiến thái độ của Chi, bạn bè và người thân của Đức càng cảm thông hơn với nỗi khổ tâm mà bấy lâu anh phải âm thầm chịu đựng. Dù Đức không kêu ca, than phiền chuyện gia đình, song họ biết niềm đam mê, nhiệt huyết nghiên cứu khoa học của anh chẳng những không nhận được sự ủng hộ của người bạn đời, mà ngược lại anh luôn bị chỉ trích, dày vò.

Làm việc cho một công ty nước ngoài, thu nhập lên tới vài nghìn USD một tháng, Chi thỏa sức mua những bộ váy sang trọng, phấn son thơm nức. Trong khi Đức dù chắt chiu, dành dụm lắm thì lương mỗi tháng cũng chưa bằng số lẻ thu nhập của vợ. Hết giờ hành chính, trong khi Chi rảnh rang đi chơi, mua sắm thì Đức vẫn miệt mài cặm cụi với các thí nghiệm, thậm chí còn thức trắng đêm ở phòng làm việc với đống tài liệu cao ngất.

Nhiều lần Chi thở dài ngán ngẩm khi Đức đi thực tế ở các địa phương về muộn với bộ quần áo lem luốc, bụi bặm. Chi luôn so sánh, suy bì công sức bỏ ra và số tiền nhận được giữa mình và chồng, rồi khuyên Đức chuyển công tác. Đức giải thích với vợ rằng, đó là niềm đam mê, là chuyên ngành mà anh được đào tạo nên không thể dễ dàng từ bỏ, rằng tiền bạc cũng chẳng mang lại hạnh phúc trọn vẹn nếu con người ta suốt đời phải miễn cưỡng gồng mình lên làm một công việc không yêu thích. Chi tức tối bảo chồng là gàn dở, bảo thủ. Suy nghĩ trái ngược đó cũng chính là nguồn gốc của những mâu thuẫn, bất hòa ngày càng nhiều thêm trong gia đình họ.

Theo cách nhìn nhận thông thường, từ trước tới nay thì người đàn ông đóng vai trò trụ cột trong việc đảm bảo kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ giỏi giang, thành đạt, có thu nhập cao hơn chồng. Nếu làm tốt vai trò “người giữ lửa” thì họ không chỉ duy trì được hạnh phúc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình. Nhưng một khi cư xử của người vợ thiếu tế nhị sẽ làm nảy sinh tâm lí tiêu cực và đẩy chồng dần rời xa tổ ấm...

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Theo Phụ Nữ Việt Nam

Bạn có thể quan tâm