Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi chồng 'lên lớp' tại gia

“Từ ngày tôi về nhà chồng, cứ như vào một trung tâm dạy nghề ấy, suốt ngày chồng chỉ trích, uốn nắn vợ phải thế này, không được thế kia... Chỉ nghe thôi cũng đủ thấy mệt mỏi lắm rồi”.

Khi chồng ''lên lớp'' tại gia

“Từ ngày tôi về nhà chồng, cứ như vào một trung tâm dạy nghề ấy, suốt ngày chồng chỉ trích, uốn nắn vợ phải thế này, không được thế kia... Chỉ nghe thôi cũng đủ thấy mệt mỏi lắm rồi”.

Nhung và Linh từng có một tình yêu đẹp suốt những năm tháng ngồi trên ghế giảng đường đại học. Vậy mà chưa đầy nửa năm sau ngày cưới, bạn bè giật mình ngỡ ngàng khi thấy hai đứa dắt tay nhau ra tòa.

Trước tòa Linh khẩn khoản phân trần: “Tôi không muốn ly hôn, thậm chí tôi rất thương vợ, rất cưng chiều. Sáng nào tôi cũng chở cô ấy đi ăn sáng, rồi đi làm, chiều đón về, tối chở đi chơi”. Nhưng cũng chính vì được cưng chiều thế, Nhung lại rất dễ dị ứng trước những lời sai bảo của chồng.

Một hôm hai vợ chồng xích mích, lời qua tiếng lại vài câu, Linh nóng nảy không kiềm chế được đã “dạy vợ” bằng một cái bạt tai thì Nhung cũng ngay lập tức quyết định đệ đơn ra tòa ly hôn. Trước tòa, Linh ngậm ngùi thú nhận, vì muốn ra oai “ta là chồng”, trước mặt bố mẹ, anh em của mình nên đã tát vợ một cái, để rồi ân hận suốt cả đêm không ngủ được, còn Nhung cứ ấm ức, tức tưởi mãi vì cái tát như đòn giáng tới tận tim.

Không phải cành vàng lá ngọc như Nhung, cũng chẳng được chồng “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa” giống cô ấy, tôi bước chân về nhà chồng với chuỗi ngày mệt mỏi cùng mệnh lệnh mẹ chồng ban cho con trưởng (tức chồng tôi): “ Liệu mà dạy vợ”. Anh ấy cun cút gật đầu, mà tôi thấy trong lòng rướm máu.

Ban đầu, tôi cứ tưởng anh gật đầu cho mẹ vui lòng, chứ tôi đâu phải là dạng người hư hỏng, phải dạy dỗ. Nhưng dần dần, những lời to nhỏ của bà mẹ có tác dụng, khiến ông xã tôi sợ trở thành thứ “tôi mọi” cho vợ, nên ra sức uốn nắn. Hôm qua, vừa ngồi vào mâm cơm, anh đã to tiếng trách móc “mẹ bị cảm, đau lưng, nhức đầu, cô không biết hay sao mà đi làm về chạy tót lên lầu. Cô là con dâu hay là bà chủ, chẳng biết quan tâm đến ai cả, lẽ ra cô phải cạo gió, nấu cháo cho mẹ chứ...”.

Tôi cũng chẳng lên tiếng giải thích làm gì, anh cũng đâu có biết chiều qua ở cơ quan tôi đau đầu như búa bổ. Cố lắm lết được về tới nhà, tôi leo vội lên lầu nằm vật vã... Từ ngày tôi về nhà chồng, cứ như vào một trung tâm dạy nghề ấy, suốt ngày chồng chỉ trích, uốn nắn vợ phải thế này, không được thế kia... Chỉ nghe thôi cũng đủ thấy mệt mỏi lắm rồi.

Nhiều lần tự nhủ cũng chẳng nên trách ông xã làm gì bởi thực ra, trên hết cả mọi giận hờn, cãi vã, tôi biết anh ấy rất thương vợ. Nhưng cái kiểu bảo ban, dạy dỗ của anh như người trên kẻ dưới làm cho tôi cảm thấy khó chịu, ngột ngạt vô cùng... Lại được bà mẹ chồng hay soi mói, tỷ tê khiến tôi cảm thấy cuộc sống vợ chồng u ám toàn một màu xám.

Vẫn biết các cụ nói thì chẳng bao giờ sai: “Dạy con từ thuở còn thơ, dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về”. Đối với con cái việc uốn nắn ngay từ lúc nhỏ là hoàn toàn đúng đắn, nhưng còn đối với vợ, nhiều đức ông chồng lại áp dụng biện pháp “dạy dỗ” một cách máy móc sẽ dễ sa vào thế gia trưởng, bất bình đẳng khiến hôn nhân có nguy cơ “chao đảo”. Bởi lẽ các bà vợ rất khó chấp nhận những đấng phu quân luôn lên giọng dạy dỗ, khiến cuộc sống gia đình như một trường “giáo huấn” không tên. Sẽ mệt mỏi lắm!

Theo Eva

Theo Eva

Bạn có thể quan tâm