Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi nàng cản 'con giống' của chàng

Cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng mãi không "đậu" vì “con giống” của chàng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ.

Khi nàng cản "con giống" của chàng

Cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng mãi không "đậu" vì “con giống” của chàng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ.

Khi nàng cản `con giống` của chàng

Ảnh minh họa

Trước cửa phòng khám hiếm muộn Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, người đi khám hôm đó có thể bắt gặp những giọt nước mắt đau xót chậm chạp lăn trên hai gò má gầy guộc của anh Nguyễn Thế Hùng, đường Lê Lợi, phường Lương Khánh Thiện, thị xã Phủ Lý, Hà Nam.

Anh thổ lộ tất cả những ý nghĩ chôn chặt bấy lâu trong cơn xúc động: “Chúng tôi rất yêu thương nhau nhưng điều kiện kinh tế lại khó khăn. Cô ấy là người đẹp cả người lẫn nết. Điều kiện cũng hơn hẳn tôi: gia đình, học thức, công việc vậy mà cô ấy lại chọn một anh giáo nghèo là tôi trong khi có nhiều lựa chọn tốt đẹp hơn. Cô ấy bảo yêu tôi ở sự thật thà, chân thật và quan trọng là không có người đàn ông nào yêu cô ấy như tôi. Đúng là tôi rất yêu cô ấy, dù không thể cho cô ấy một cuộc sống sung túc, đầy đủ vật chất nhưng tôi nguyện yêu thương, bao bọc cô ấy suốt cuộc đời này và cùng sinh ra những đứa con kháu khỉnh. Nhưng có bao nhiêu tiền chúng tôi đã dồn hết cho việc chạy chữa, nhưng vô vọng. Nhìn vợ tôi, khắc khoải đi về đơn độc, nhìn những người phụ nữ bên cạnh ôm hôn, chăm sóc con của mình, chắc cô ấy đau khổ lắm. Tôi thương vợ quá!”

Vẫn bằng chất giọng dè dặt anh tiếp tục giải toả những uất nghẹn trong lòng: “Như bác sĩ giải thích thì chúng tôi sẽ không thể có con mặc dù kết quả khám bệnh cho thấy cả hai đều hoàn toàn bình thường. Qua xét nghiệm, bác sĩ cho biết chúng tôi không thể hoà hợp vì nước “cô nhỏ” của cô ấy phản đối chuyện tôi truyền giống.

Nếu bây giờ tôi nói kết quả khám bệnh với gia đình là cả hai đều hoàn toàn bình thường chắc mọi người trong nhà sẽ không tin đâu. Tôi sẽ nhận lỗi về mình, còn là để gia đình tôi đổ hết tội lỗi lên đầu cô ấy như trước đây”.

Chị Trịnh Thị Nguyên, Thôn Đoài, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cũng nhận được kết quả khám bệnh cả hai vợ chồng hoàn bình thường. Nhưng khác với cách phản ứng của anh Hùng, chị cứ ngồi bất động không nói được lời nào. Đôi mắt mở to cứ trân trân nhìn vào bức tường trống trơn.

Chị tâm sự: “Chúng tôi kết hôn đã hơn 2 năm rồi mà vẫn chưa thể có con. Mọi tội lỗi về sự muộn màng này cả gia đình bên chồng nói lỗi là do tôi, tại tôi không biết sinh con. Bây giờ, nỗi oan bấy lâu được giải toả thì tôi lại phải đối mặt với nỗi đau của người hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng vẫn bị xếp cùng hàng với những người hiếm muộn. Tôi phải làm sao để được làm mẹ đây trong khi số thu nhập ít ỏi của vợ chồng công nhân như chúng tôi chỉ đủ nuôi thân và nuôi hai bố mẹ chồng già không có lương”.

Tuy nhiên theo giải thích của bác sĩ tại phòng khám hôm đó thì những trường hợp như vợ chồng anh Hùng, vợ chồng chị Nguyên không phải là hiếm và chữa trị cũng không quá tốn kém.

Đối với trường hợp của vợ chồng anh Hùng thì cả hai vợ chồng đều bình thường về phương diện sinh sản, nhưng “con giống” của người chồng không thích hợp với chất nhầy ở cổ tử cung người vợ nên bị chết và không đi vào đường sinh dục nữ được. Trường hợp này thường được chẩn đoán bằng xét nghiệm sau giao hợp để xem sự di động và khả năng sống của “con giống”.

Còn trường hợp của chị Nguyên thì cũng do nước “cô nhỏ” có kháng thể kháng “con giống” làm “con giống” ngưng kết không vào được buồng tử cung, do đó gây ra vô sinh. Cả hai trường hợp này đều có thể được điều trị bằng thuốc uống hoặc bác sĩ phải dùng thủ thuật lọc rửa “con giống”, làm giàu con giống và dùng thuốc phá ngưng kết mới có thể thụ thai.

Vợ chồng chị Trần Thị Mai, thị trấn Neo, xã Thắng Cương, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang cũng có kết luận khám bệnh hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng cũng được liệt vào danh sách của những cặp hiếm muộn.

Chị tâm sự: “Trên đường từ nhà xuống đến đây tôi sợ nhất là một trong hai bị bệnh hoặc khuyết tật gì đó khiến không thể sinh con. Bây giờ có kết quả cả hai hoàn toàn khoẻ mạnh nhưng cũng buồn không kém gì những người mang bệnh. “Vậy lý do khiến hai người chưa thể có con là gì chị?”. “Tôi cũng chưa được giải thích, còn phải chờ bác sĩ giải thích nhưng tất cả giấy khám, phiếu xét nghiệm chúng tôi đã nhận đều cho thấy sức khoẻ cả hai bình thường”.

Khi nghe bác sĩ gọi đến tên, chị Mai đã giật bắn người vì lo lắng. Bác sĩ giải thích: "Hai vợ chồng đều không có vấn đề gì về sức khoẻ. Nhưng do vỏ trứng của chị quá dày không chịu nhân nhượng cho... “con giống” vào dinh. Vì vậy, cách tốt nhất để có con là dùng phương pháp trực thăng vận ICSI. “Con giống” sẽ được thả dù vào bên trong thì hiện tượng thụ tinh sẽ xảy ra. Nhiều trường hợp đã sử dụng phương pháp này và sinh em bé hoàn toàn khoẻ mạnh".

Theo các chuyên gia thì khi thụ tinh, tất cả các “con giống” đều cố gắng đến được các vòi trứng, nhưng chỉ có khoảng 2.000 tinh trùng đến được điểm đích là noãn (đường đến tử cung). Quá trình này thường xảy ra ở 1/3 ngoài của vòi trứng. Trước khi xâm nhập, tất cả các “con giống” đều vây xung quanh noãn.

Các “con giống” này cùng tiết ra các men phá huỷ làm mỏng vỏ trứng. Sau đó chỉ có một “con giống” sẽ được phép chui vào nó. Khi vào trong, xung quanh noãn tiết ra lớp albumin (Albumin là protein hình cầu, tính hòa tan cao) dày không cho các “con giống” khác chui vào nữa. Tất cả những “con giống” còn lại bị gãy nát và được dọn sạch. Trong trường hợp vỏ trứng quá dày sẽ khiến cho các “con giống” khó khăn trong việc làm thủng vỏ trứng cản trở việc thụ thai.

Nghe tâm sự của chị Triệu Thái Bình, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây, trước cửa Phòng khám Hiếm muộn, Trung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội mới thấu hiểu thêm nỗi khổ của những người vợ sau nhiều năm thành gia thất vẫn chưa được nghe tiếng cười của trẻ.

Chị thổ lộ: “Tôi đang chờ để được thụ tinh nhân tạo. Không có con khổ lắm. Mỗi lần nhận được thiệp mời đám cưới của bạn bè, thậm chí cả những người trong thị trấn nơi tôi ở, tôi cũng lại đẩy cho chồng đi “đại diện”. Tôi không thể chịu đựng nổi nếu trước đám đông ai đó lại vô tư hỏi chuyện con cái hoặc cố tình trêu ghẹo mình. Ba năm nay, phòng ngủ của vợ chồng tôi treo đầy ảnh trẻ sơ sinh. Tôi còn mua nhiều đồ chơi, nhưng vẫn chưa có tiếng bi bô của trẻ con. Lúc mới cưới, cuộc sống vợ chồng còn khó khăn chúng tôi phải kế hoạch thậm chí để có thời giai chúng tôi còn thực hiện chính sách “kiêng cữ” để tập trung vào công việc, lo tài chính gia đình.

Sang năm thứ hai khi kinh tế đã tạm ổn hơn, chúng tôi lên kế hoạch sinh con. Nhưng dù đã “lao động” rất chăm chỉ nhưng vẫn không thấy tín hiệu gì. Chúng tôi đã nhiều lần đi khám sức khoẻ và được kết luận cả hai hoàn toàn bình thường. Giờ thì tôi không thể chờ đợi thêm được nữa, tôi quyết định dồn tất cả số tiền tiết kiệm được, nhờ thiết bị y tế can thiệp để có con ngay”.

Khi nàng cản `con giống` của chàng

Nhiều phụ nữ khỏe mạnh mà vẫn phải chịu nỗi đau hiếm muộn

Cũng đến Trung tâm với mục đích thụ tinh nhân tạo, chị Hà Thị Linh, Khu đô thị Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội bộc bạch: “Tôi lấy chồng hơn 2 năm rồi nhưng vẫn chưa có “tin vui”. 27 tuổi tôi mới kết hôn, chồng tôi khi đó đã 32 hai nên cả hai đều muốn có con ngay nhưng mọi cố gắng đều vô ích. Lúc đầu, lo ngại sức khỏe của chồng không tốt, tôi mua rất nhiều món ăn bổ dưỡng cho anh. Bản thân anh ấy cũng không uống rượu, hút thuốc. Sốt ruột, năm ngoái chúng tôi bắt đầu dắt nhau đến gặp bác sĩ.

Kết quả khám và xét nghiệm cho thấy “binh lính” của anh ấy rất khỏe và đông đúc. Anh không bị rối loạn khi “xuất binh”. Cấu tạo “cơ quan tác chiến” cũng chẳng có gì trục trặc. Tôi cũng không mắc các bệnh ở cơ quan sinh dục như đa nang buồng trứng, tắc vòi trứng, u xơ, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm hay dị tật bẩm sinh.

Chúng tôi cũng đã đi khám nhiều nơi, gặp không ít bác sĩ có tiếng tăm, thế nhưng câu trả lời chỉ có một: Mọi thứ trong cơ thể đều bình thường. Chờ mãi vẫn chưa có tin vui, tháng trước tôi sốt ruột nên đề nghị chồng đi thụ tinh nhân tạo.

Vừa nghe xong, anh ấy đã gắt gỏng: “Người ta bị bệnh mới phải dùng cách đó. Vợ chồng mình bình thường, trước sau gì chẳng có con. Tốn tiền vô ích. Người khác không biết chuyện có khi còn bảo anh bất tài ấy chứ”.

Tôi đành im lặng, tiếp tục chờ đợi một điều bất ngờ xảy ra. Trong khi đó, tiếng chì tiếng bấc từ người ngoài cứ ngày càng tăng. Họ xì xầm to nhỏ: “Cô Linh chắc tịt hẳn rồi”. Lòng kiên nhẫn của tôi đã đến ngưỡng, tôi nổi lôi đình bắt anh ấy đưa đi thụ tinh nhân tạo. Chưa bao giờ thấy vợ giận đến vậy nên anh ấy đành nhẫn nhịn nghe theo”.

Theo giải thích của Tiến sĩ Lê Vương Văn Vệ, Giám đốcTrung tâm Nam học và Hiếm muộn Hà Nội thì trường hợp vợ chồng chị chị Linh và chị Bình đều được xếp vào dạng vô sinh không rõ nguyên nhân. Có nghĩa là hai vợ chồng đều bình thường về mặt sinh sản. Dù không áp dụng biện pháp ngừa thai nào nhưng sau một năm chung sống, họ vẫn chưa thể có con.

Điều này không có gì là lạ vì theo thống kê tại Việt Nam, khoảng 22- 24% các cặp vợ chồng vô sinh được chẩn đoán chưa rõ nguyên nhân. Trong đó cũng có những trường hợp chưa phát hiện nguyên nhân do không đủ phương tiện xét nghiệm, khảo sát nội tiết tố, miễn dịch.

“Tuy nhiên, một một thủ phạm gián tiếp mà trong cuộc sống hiện đại nhiều người phải đối mặt với nó hằng ngày đó là stress cũng gây ảnh hưởng không nhỏ. Việc nôn nóng có con, áp lực từ gia đình, công việc... sẽ gây ức chế tâm lý cho hai vợ chồng khiến họ khó có con hơn. Do đó, sau khi đến Trung tâm của chúng tôi nhưng nguyên nhân chẩn đoán vô sinh là không rõ nguyên nhân. Tôi thường khuyên các cặp vợ chồng yếu tố gây khó dễ cho bạn đầu tiên hãy nghĩ ngay đến stress. Và có không ít trường hợp chỉ sử dụng các phương pháp thư giãn một thời gian là có tin vui”, Tiến sĩ Vệ nói.

Cũng theo ông Vệ thì đối với các trường hợp vô sinh không rõ nguyên nhân, muốn có sản phẩm của tình yêu phải thật kiên nhẫn. Trước hết, hai vợ chồng phải tìm cách giảm bớt căng thẳng trong cuộc sống và công việc. Sau đó, người vợ cần canh ngày rụng trứng và cùng chồng “tác chiến” quanh thời điểm này mới mong có kết quả tốt.

Còn trong những trường hợp lòng kiên nhẫn đã bị tổn thương có thể đến khoa chữa vô sinh và hiếm muộn ở các bệnh viện để thực hiện thụ tinh nhân tạo. Bác sĩ dùng thủ thuật bơm “con giống” của người chồng đã qua lọc rửa vào buồng tử cung của người vợ. Xác suất thành công của phương pháp này là 35-40%. Nếu vẫn không có kết quả, giải pháp cuối cùng là thụ tinh trong ống nghiệm.

Theo Gia Đình Xã Hội

Theo Gia Đình Xã Hội

Bạn có thể quan tâm