Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi nàng 'nổi đóa' ngày 'đèn đỏ'

Nhiều khách hàng là nam giới gọi điện đến trung tâm tư vấn hỏi: Không hiểu sao trong những ngày đó phụ nữ cứ nổi đóa, khiến họ rất bực bội nhưng không biết giải quyết như thế nào.

Khi nàng ''nổi đóa'' ngày ''đèn đỏ''

Nhiều khách hàng là nam giới gọi điện đến trung tâm tư vấn hỏi: Không hiểu sao trong những ngày đó phụ nữ cứ nổi đóa, khiến họ rất bực bội nhưng không biết giải quyết như thế nào.

>>Chửi chồng như hát hay khi cáu giận
>>Vì sao nàng hay cáu giận?

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Mai Hoa, Trung tâm tư vấn Tuổi trẻ hạnh phúc và kỹ năng cuộc sống, ngoài nguyên nhân về thực thể do có sự thay đổi hormone khi đến “chu kỳ”, thì nguyên nhân sâu xa là do phụ nữ bị “quá tải” trước áp lực của cuộc sống.

Khi nàng
Ảnh minh hoạ

“Đánh bài chuồn” vẫn không yên

Chuyên gia Nguyễn Mai Hoa cho biết: Khách hàng hỏi về vấn đề này không nhiều và chủ yếu là nam giới. Trong khoảng 10 khách hàng là nam giới mà chị từng tư vấn, có khách hàng cho biết: Cứ sắp đến “ngày đó”, thấy vợ thay đổi là anh tìm cách “đánh bài chuồn”. Tưởng “chuồn” đi là thoát, nhưng khi quay về vợ vẫn nổi đóa. Bức xúc quá anh gọi điện đến Trung tâm tư vấn cho biết: Gia đình anh không có gì thay đổi. Công việc, con cái, tiền bạc vẫn thế nhưng chẳng hiểu sao cứ đến ngày đó là bà vợ yêu của anh cứ như bị “lên đồng”.

Về mặt cơ thể, BS Chuyên khoa I - Trần Quốc Long cho biết: Hiện tượng “chu kỳ” về tâm lý của phụ nữ liên quan đến vấn đề kinh nguyệt, hiện tượng sinh lý bình thường ở người phụ nữ. Trong những ngày này, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi, phụ nữ sẽ có triệu chứng hơi ứ đầy ở bụng dưới, mệt mỏi. Có cảm giác nóng nảy, kém bình tĩnh hơn bình thường.

Theo BS Trần Quốc Long, trong những ngày kinh kỳ, cần có chế độ vệ sinh kinh nguyệt hợp lý như: Không lao động hay chơi những môn thể thao quá sức, không nên đi xa hay giao hợp trong những ngày đang kinh kỳ, thường xuyên thay băng vệ sinh, nên tắm rửa ít nhất 4 - 6 giờ một lần, không nên ngâm mình dưới nước. Nếu có sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ, nên chọn nước rửa phụ khoa có tính hơi acid, giúp cân bằng pH sinh lý của môi trường âm đạo. Cần tăng cường dinh dưỡng, ăn đầy đủ các chất, đặc biệt bổ sung chất khoáng và vitamin.

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Mai Hoa, hiện tượng phụ nữ nổi đóa trong thời gian trước và trong “chu kỳ”, ngoài nguyên nhân về thực thể thì nguyên nhân sâu xa là do phụ nữ phải chịu áp lực về công việc, không nhận được sự chia sẻ, thông cảm từ những người thân (đặc biệt là người chồng) trong gia đình.

Cần sự sẻ chia từ người chồng

Theo các chuyên gia, về mặt thực thể, vào những ngày đó phụ nữ có sự thay đổi về horcmone, khả năng chịu áp lực kém hơn ngày thường. Nếu một người phụ nữ nhàn hạ, hoặc biết sắp xếp cuộc sống ổn thỏa, hoặc nhận được sự chia sẻ từ chồng thì sẽ không sao.

Nhưng với những người phụ nữ bận rộn, chịu nhiều áp lực của cuộc sống và không được chồng chia sẻ, mặc dù bình thường họ chấp nhận và kiềm chế được nhưng khi đến “kỳ”, họ rất dễ “nổi điên”. Lúc đó, áp lực cuộc sống của họ không thay đổi, trong khi nhưng khả năng chịu đựng, khả năng kiềm chế của người phụ nữ lại bị giảm đi rất nhiều so với ngày thường.

Bởi vậy, đối với những người phụ nữ bận rộn, thời gian “đến kỳ” là lúc họ bị “quá tải”. Mặc dù công việc vẫn thế, chồng con không thay đổi nhưng “sự quá tải” đã khiến cho cơ thể họ trở nên mệt mỏi, căng thẳng sinh ra bực bội, cáu giận. Nhiều ông chồng không hiểu nên cho rằng, vợ cáu giận vô cớ. Những ông chồng hiền lành thì tìm cách bỏ đi, có người chồng không chấp nhận đã xả tức bằng những hành vi tiêu cực khác như cãi nhau với vợ, thậm chí là bạo lực gia đình.

Bởi vậy, khi phụ nữ chuẩn bị đến kỳ và cả trong “chu kỳ”, rất cần nhận được sự thông hiểu và chia sẻ từ chồng. Nếu người chồng không hiểu, phụ nữ có thể nói thẳng với chồng rằng: Trong những ngày đó em rất mệt mỏi, rất cần sự đỡ đần của anh... Còn nếu gặp phải ông chồng không hiểu biết, không chịu chia sẻ giúp đỡ vợ thì lúc đó phụ nữ phải cải thiện tình trạng quá tải của mình bằng cách: Giảm áp lực công việc bằng việc bố trí, sắp xếp công việc hợp lý.

Ngoài ra, hãy tự tìm lấy giải pháp trị liệu tinh thần bằng việc thư giãn và bổ sung chế độ dinh dưỡng cần thiết. Bằng những cách này, phụ nữ có thể tự “giải phóng” cho bản thân, một mình “vượt khó” khi không may mắn vớ phải ông chồng “vô tâm”.

Một số biện pháp làm giảm “áp lực” khi đến kỳ:

- Uống một cốc nước lạnh khi đi làm về để làm dịu đi những mệt mỏi của công việc bên ngoài;

- Mở tung cửa, ngồi hít thở không khí trong lành và thư giãn ít phút.

- Ăn hoa quả nhiều vitamin có tác dụng làm giảm stress.

- Dành 15 – 20 phút cho riêng mình trước khi bắt đầu những công việc nội trợ, ý thức và có kế hoạch để chờ đón những ngày đó.

- Có thể mua đồ ăn sẵn hoặc đi ăn ngoài trong những ngày đó.

- Sắp xếp và bố trí công việc nào làm trước, công việc nào làm sau trong ngày.

- Có thể giảm công việc bằng việc bố trí những việc chưa cần làm ngay vào thời gian trước, hoặc sau khi kết thúc “chu kỳ”.

Theo Gia Đinh & Xã Hội

Theo Gia Đinh & Xã Hội

Bạn có thể quan tâm