Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Khi nào ăn măng có thể gây chết người?

Măng là thực phẩm quen thuộc, tuy nhiên sử dụng không đúng cách sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng người ăn.

Sai lam khi an mang anh 1

Chất nào trong măng tươi có thể gây ngộ độc?

  • Cyanide
  • Sarin
  • Solanin

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, nhiều vụ ngộ độc xảy ra sau khi ăn măng do độc tố cyanide. Dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric (HCN), gây hại cho cơ thể.


Sai lam khi an mang anh 2

100 g măng tươi chưa luộc chứa bao nhiêu HCN?

  • 10-12 g
  • 23-25 g
  • 32-38 g

Theo tài liệu của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm, 100 g măng tươi chưa luộc có 32-38 mg HCN. Ở măng đã luộc kỹ (đổ nước), lượng chất này còn 2,7 mg, măng tươi ngâm chua là 2,2 mg, ở nước luộc măng là 10 mg. Với liều 50-60 mg (tức vào khoảng 200 g măng tươi chưa luộc), HCN sẽ gây chết người, bắt đầu với các triệu chứng khó thở, mất tri giác, liệt cơ, co giật, ngừng thở,...

Sai lam khi an mang anh 3

Ăn măng nhiều sẽ mất máu?

  • Đúng
  • Sai

Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết việc măng có gây ảnh hưởng đến máu chỉ là quan niệm dân gian, chưa có bất kỳ một cơ sở khoa học về điều này.

Sai lam khi an mang anh 4

Ăn măng rất tốt với người mắc bệnh?

  • Dạ dày
  • Đau đầu
  • Cholesterol trong máu cao

Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi cho hay măng có đủ các chất protid, glucid, muối khoáng, vitamin. Đặc biệt, loại thực phẩm này còn chứa hàm lượng chất xơ tương đối dồi dào, thậm chí nhiều hơn rau, rất tốt với người cholesterol trong máu cao. Ngoài ra, măng còn có thể giúp giảm cân.

Sai lam khi an mang anh 5

Chế biến măng tươi băng cách nào để loại bỏ chất độc?

  • Luộc đi luộc lại nhiều lần
  • Ngâm măng với dấm
  • Phơi khô

Theo PGS Thịnh, măng có chất độc nhưng rất dễ xử lý, chúng ta không cần quá lo ngại khi thưởng thức món ăn. Măng tươi khi mua về bóc lớp vỏ ngoài, thái lát, ngâm trong nước sạch thật lâu, rửa lại nhiều lần. Hoặc chúng ta có thể bỏ vào nồi nước luộc. Luộc 2-3 lần rồi xả lại bằng nước sạch sẽ loại bỏ HCN. Bởi HCN rất dễ hòa tan trong nước và bay hơi khi đun nóng. Măng khô cũng nên luộc để loại bỏ chất bẩn, mốc trong quá trình bảo quản, chế biến.

Sai lam khi an mang anh 6

Người bị ngộ độc do ăn măng thường có biểu hiện?

  • Chóng mặt, tụt huyết áp, buồn nôn, cứng hàm
  • Đi ngoài, ho, đau bụng âm ỉ
  • Không có biểu hiện khác thường

Bác sĩ Phan Mỹ Hạnh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Trí Sài Gòn, cho biết người bị ngộ độc thường có biểu hiện chóng mặt, lo lắng, rối loạn ý thức, đau đầu, buồn nôn. Ngộ độc nặng dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, co giật, cứng hàm, giãn đồng tử. Nạn nhân có thể suy hô hấp, tím tái, hôn mê, rối loạn nhĩ thất. Ngộ độc nặng hơn nữa bệnh nhân có thể ngừng thở.

Sai lam khi an mang anh 7

Người mắc bệnh này không nên ăn măng?

  • Tim mạch
  • Sỏi thận
  • Béo phì

Theo Life Times, axit oxalic kết hợp với canxi có thể tạo ra sỏi thận. Vì vậy, người bị sỏi thận không được ăn măng.

Đau bụng âm ỉ vì thịt đông, măng khô còn nguyên trong dạ dày

Các bác sĩ phát hiện trong lòng dạ dày có nhiều mảng bì dai, vón cục thành từng mảng lớn gây loét.

Tuệ Anh

Bạn có thể quan tâm