Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Format-Lifestyle

Khi nào 'đũa thần' AI bị chế ngự?

Nhân sự ngành đồ họa nên xem AI là đối tác thay vì đối thủ. Đồng thời, các vấn đề liên quan đến tác quyền của AI cũng sẽ sớm được giải quyết trong tương lai, theo chuyên gia.

AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 1
AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 2AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 3
  • Tiến sĩ chuyên ngành Thiết kế và Truyền thông đa phương tiện
  • Giảng viên tại Đại học Văn Lang, khoa Công nghệ sáng tạo
  • Cựu Phó trưởng khoa Kinh tế - Quản trị Đại học Văn Hiến
  • Giám đốc marketing SAYAKA FARM

Trong lĩnh vực đồ họa, tôi đánh giá AI sẽ tiếp tục có những tác động ngày càng rõ ràng hơn.

AI có thể được xem như một chiếc đũa thần của phù thủy, nơi chúng ta có thể ném vào đó một ít ý tưởng sáng tạo, một chút dữ liệu nghệ thuật, và chỉ cần "nhấn nút", trước mặt ta là những tác phẩm nghệ thuật đẹp đến ngỡ ngàng.

Tuy vậy, đối với nhiều nhân sự ngành sáng tạo, AI vẫn bị xem là một mối nguy. Nhiều người sợ mất việc, mai một tài năng chỉ vì một công cụ trí tuệ nhân tạo đang ngày càng thông minh.

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều câu hỏi và tranh cãi về việc sử dụng AI thế nào là đúng, làm sao để có thể kiểm duyệt những nội dung, sản phẩm do một cỗ máy học đem lại.

Theo tôi, những vấn đề đó sẽ sớm được giải quyết.

AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 4

Levi's là một trong số thương hiệu thời trang sẽ sử dụng các mô hình do AI tạo ra trong quảng cáo. Ảnh: Levi's.

AI không vùi dập nhân sự đồ họa

Khi trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển với tốc độ mạnh mẽ, việc nhiều người lo sợ bị công cụ này soán ngôi là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Trong ngành đồ họa sáng tạo, AI xuất hiện như một cơn bão công nghệ, càn quét tới nhiều môi trường làm việc. Điều này thấy rất rõ ở thị trường dành cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam.

AI giờ đây giống như một trợ lý siêu năng lực, có thể làm mọi thứ từ A đến Z với chi phí chỉ bằng một vài tách cà phê. Điều này đã tạo ra một sân chơi mới, nơi mà những người làm công việc sáng tạo phải chạy đua không chỉ với thời gian mà còn với cả máy móc.

Trong khi chúng ta mất cả ngày để tạo ra một thiết kế logo, AI có thể "nhái" ra hàng trăm mẫu trong vài phút. Đó là một cuộc chiến không cân sức.

Nhưng đừng quá lo lắng. Tôi có thể khẳng định dù AI có khả năng tạo ra nhiều mẫu thiết kế, nó vẫn thiếu "linh hồn" và cái nhìn thẩm mỹ độc đáo của con người.

Đây là lúc bạn cần phải biến thách thức thành cơ hội, học cách làm bạn với AI thay vì coi công cụ này là đối thủ.

Ví dụ đơn giản, ta có thể sử dụng AI để tạo ra những bản phác thảo sơ bộ, nhưng sau đó "phù phép" chúng bằng bàn tay và trí óc của mình để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật có hồn.

Ngoài ra, ta có thể tận dụng AI để phân tích xu hướng thị trường, rồi áp dụng những hiểu biết đó vào thiết kế của mình, đảm bảo sản phẩm cuối cùng không chỉ vừa đẹp mắt mà còn vừa hợp xu hướng.

AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 5

Hãy xem AI là công cụ hỗ trợ trong ngành đồ họa. Ảnh minh họa: Levity.ai.

Bên cạnh nỗi lo bị AI thay thế, nhiều người còn bận tâm về việc nhân sự ngành đồ họa sáng tạo trở nên thụ động, lệ thuộc vào AI. Với tôi, vấn đề này có cả mặt đúng và sai.

Về phần mình, tôi sẽ xem việc sử dụng AI tương tự sử dụng xe đạp điện. Nếu quá dựa dẫm vào "động cơ điện" để giải quyết mọi vấn đề sáng tạo, chúng ta có thể dần mất đi khả năng tự lực và sự kiên nhẫn cần thiết để phát triển ý tưởng từ con số 0.

Thay vào đó, hãy biến AI trở thành "gió đằng sau lưng", giúp ta đạt được những mục tiêu sáng tạo mà trước đây từng nghĩ là không thể. AI giúp chúng ta "đạp nhanh hơn", nhưng chính chúng ta vẫn là người cầm lái và quyết định hướng đi.

Vấn đề bản quyền AI sẽ sớm được giải quyết

Đến nay, câu hỏi làm sao để có thể kiểm soát, kiểm duyệt các sản phẩm do AI tạo ra trong lĩnh vực thiết kế đồ họa vẫn là vấn đề khiến nhiều người e ngại khi tìm đến công cụ này.

Những rủi ro khi để AI tự do sáng tạo không khác gì việc bạn để một đứa trẻ trong cửa hàng đồ chơi mà không có sự giám sát.

AI có thể tạo ra những sản phẩm nhìn qua rất ổn, nhưng khi nhìn kỹ lại phát hiện những lỗi sai rất lớn, chẳng hạn nhân vật trong tranh đột nhiên có thêm nhiều chi (tay/chân).

AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 6

Hình ảnh do trí tuệ nhân tạo thực hiện theo câu lệnh: "Một người mẫu đang ăn kem" (tạm dịch: "model eating ice cream"). Có thể thấy, phần bàn tay gặp lỗi. Ảnh: Roope Rainisto/X.

Thậm chí, AI có thể "vô tình" tái tạo một tác phẩm có bản quyền mà chúng ta không hề hay biết, dẫn đến những rắc rối pháp lý không đáng có.

Theo tôi, trong cuộc phiêu lưu sáng tạo với AI, chúng ta đang chứng kiến một quá trình học hỏi và phát triển chóng mặt của "đồng minh" công nghệ này. Giống như một đứa trẻ tò mò, AI đôi khi mắc phải những "bugs" hài hước và thách thức.

Tuy nhiên, như việc cách mà các nhà phát triển luôn tìm cách vá lỗi cho phần mềm, AI cũng đang được cải thiện liên tục, kể cả trong lĩnh vực nhạy cảm như bản quyền trí tuệ.

Chúng ta đã bắt đầu thấy những thay đổi đáng kể trong các phiên bản mới nhất của AI, đặc biệt là về vấn đề bản quyền. Các hệ thống AI hiện đại ngày càng trở nên thông minh hơn trong việc nhận diện và tránh vi phạm bản quyền, từ việc không sử dụng các từ khóa nhạy cảm có thể dẫn đến việc sao chép phong cách của nghệ sĩ hay studio thiết kế, đến việc từ chối thực hiện một yêu cầu nếu phát hiện có nguy cơ vi phạm bản quyền.

Mặc dù biện pháp kiểm duyệt hiện nay vẫn chủ yếu dựa vào con người, nhưng tôi tin rằng trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ có một "bộ quy trình" rõ ràng để sử dụng AI mà không làm ảnh hưởng đến tác quyền của nhà thiết kế.

AI,  Tri tue nhan tao,  le trieu hoang anh,  thiet ke do hoa,  dua than AI anh 7

Chuyên gia tin rằng những vấn đề liên quan đến bản quyền AI sẽ sớm được giải quyết trong tương lai. Ảnh minh họa: Google Deepmind/Pexels.

Điều này không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của các nghệ sĩ mà còn khuyến khích một môi trường sáng tạo lành mạnh, nơi AI và con người có thể cùng nhau làm việc mà không lo lắng về các vấn đề pháp lý phức tạp.

Tôi tin rằng tương lai nơi AI không chỉ là công cụ hỗ trợ sáng tạo mà còn là người bảo vệ trung thành của bản quyền trí tuệ sẽ sớm trở thành hiện thực. Khi đó, nhà thiết kế có thể tự do bay bổng với ý tưởng của mình, biết rằng AI sẽ giúp họ thực hiện ý tưởng đó một cách an toàn và tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ.

Nếu câu chuyện về AI diễn ra như dự đoán, đó sẽ là một bước tiến lớn, không chỉ cho ngành đồ họa mà còn cho toàn bộ cộng đồng sáng tạo.

AI chưa phải đối thủ của dân đồ họa

Trần Long (TP.HCM) đã tận dụng các chương trình AI để thực hiện sản phẩm, như hình ảnh của rapper Double2T. Theo anh, AI cũng chỉ là "đối tác", không phải "đối thủ".

AI có cướp đi công việc của chúng ta?

Trong cuốn AI chuyện chưa kể, tác giả Tomoe Ishizumi cho rằng đây chỉ là công cụ tối ưu không hơn không kém. Có một điều chắc chắn rằng AI có thể thay thế phần lớn công việc mà con người đang làm hiện nay. Tuy nhiên, chúng ta không nên nghĩ máy móc sẽ cướp đi công việc của con người mà hãy nghĩ rằng máy móc sẽ làm những công việc vất vả để con người có thời gian sáng tạo hơn.

AI thay doi nganh khach san hinh anh

AI thay đổi ngành khách sạn

0

Các khách sạn lớn trên thế giới đang tích hợp AI vào bộ máy hoạt động. Điều này giúp họ tối ưu hóa nhân sự, nâng cao trải nghiệm dịch vụ khách hàng lên một tầm cao mới.

Mỹ Trinh

Đồ họa: Mike Bùi

Bạn có thể quan tâm