Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi nào được sử dụng quyền im lặng?

Sau vụ của hoa hậu Phương Nga tôi mới biết ở Việt Nam có quyền im lặng. Xin luật sư cho tôi hỏi, quyền im lặng có từ bao giờ, được sử dụng trong những trường hợp nào?

Luật sư Đinh Nhung, Trưởng văn phòng luật sư Bảo Lâm tư vấn cho độc giả Ngọc Diệp (ở quận Ba Đình, Hà Nội) như sau:

Quyền im lặng xuất hiện trong cuốn Bộ luật hình sự năm 2015. Tuy không xuất hiện với cái tên chính thức “quyền im lặng” nhưng được thể hiện qua các quy định tại Điều 58, 59, 60 thuộc chương VI.

Theo đó, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo... có quyền “trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội”.

Đây là quy định tiến bộ, phù hợp với Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1988.

Quyen im lang anh 1
Hoa hậu người Việt tại Nga năm 2007  - Trương Hồ Phương Nga. Ảnh: Thăng Long.

Sở dĩ trước đây ít người biết đến quyền này bởi nguyên tắc tố tụng bất lợi cho bị can, bị cáo. Pháp luật quy định nghĩa vụ chứng minh tội phạm thuộc trách nhiệm của cơ quan điều tra, bị can, bị cáo không buộc phải chứng minh là mình vô tội

Tuy nhiên, nếu họ không khai báo các tình tiết sự việc có thể bị xem xét là “ngoan cố”, “không thành khẩn”, do đó không được hưởng tình tiết giảm nhẹ hoặc bị áp dụng mức hình phạt nặng hơn (so với việc có khai báo) khi tòa tuyên án.

Quyền im lặng có thể sử dụng trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Tuy nhiên, trong thực tế không phải bất kỳ lúc nào áp dụng quyền im lặng cũng là giải pháp tốt.

 Nếu cảm thấy mình bị oan ức, bị can, bị cáo nên nhờ luật sư bảo vệ ngay từ giai đoạn điều tra hoặc ngay khi bị bắt, bị tạm giữ. Bởi khi đó luật sư có quyền tham gia từ giai đoạn điều tra, hỏi cung...  Nếu cơ quan điều tra không thông báo cho  luật sư tham gia thì các biên bản lấy lời khai hay bản cung sẽ “vô giá trị”, không được xem xét là chứng cứ buộc tội bị cáo.

Có một số quan điểm cho rằng khi thực hiện quyền im lặng thì bị can, bị cáo mất quyền “tự bào chữa, nhờ người bào chữa” là không chính xác. Bởi các quyền của bị can, bị cáo là độc lập với nhau, việc thực hiện, không thực hiện một hay một số quyền không làm ảnh hưởng tới các quyền khác.

Dù được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nhưng đến thời điểm này quyền im lặng vẫn chưa có hiệu lực thi hành, trừ một số quy định có lợi cho người phạm tội. Tuy nhiên, bị can, bị cáo vẫn có thể thực hiện quyền im lặng nêu trên.

Hoa hậu Phương Nga sử dụng 'quyền im lặng' có lợi gì?

Đến khi đứng trước HĐXX hoa hậu người Việt tại Nga 2007 mới khai ra những tình tiết "động trời" về vụ án. Trước đó cô hoàn toàn im lặng trước mọi câu hỏi của cơ quan điều tra.



Vân Thanh ghi

Bạn có thể quan tâm