1. Vì sao phải cắt bao quy đầu cho trẻ?
Bác sĩ Nguyễn Đông Hưng, khoa Phẫu thuật Niệu - Sinh dục, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), cho biết nam giới cần thực hiện phẫu thuật khi gặp phải các trường hợp hẹp, dính, thắt nghẹt bao quy đầu. Những bệnh lý này gây nhiều phiền toái như viêm nhiễm, khó tiểu tiện, ung thư dương vật, cản trở sự phát triển bình thường của cậu nhỏ. Dù ở mức độ nào, hiện tượng này cũng tiềm ẩn nhiều nguy hại đối với sức khỏe. |
2. Khi nào nên cắt bao quy đầu cho trẻ?
Bác sĩ Hưng cũng tư vấn khi mới sinh bao quy đầu của trẻ chưa lộn hết. Từ 1-2 tuổi, bao quy đầu dần dần lộn ra và đây là hiện tượng bình thường, không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ trên 5 tuổi phải cắt bao quy đầu do nhiễm trùng và hẹp dính. Cha mẹ cần chú ý phân biệt với bệnh lý dị dạng niệu đạo, dị tật bẩm sinh đường tiết niệu. |
3. Cắt bao quy đầu cho trẻ quá sớm để lại hậu quả gì?
Theo bác sĩ Nguyễn Thu Thủy, bệnh viện Nhi trung ương, cho hay các can thiệp ngoại khoa như nong hoặc cắt bao quy đầu quá sớm cho trẻ có thể gây ra biến chứng như: chảy máu, phù nề, nhiễm trùng, tổn thương quy đầu hoặc niệu đạo ngay sau mổ. Thậm chí có thể gây các cố tật mãn tính về sau như: sẹo xấu, hẹp da quy đầu tái phát, hẹp lỗ tiểu hoặc rò niệu đạo. |
4. Ngoài phẫu thuật, trẻ bị hẹp bao quy đầu có thể điều trị bằng phương pháp nào?
Bác sĩ Thủy cho biết biện pháp kéo căng da quy đầu bằng tay mỗi ngày hay kéo da quy đầu bằng tay kết hợp bôi thuốc mỡ chứa steroid ít gây đau đớn, rẻ tiền và an toàn cho trẻ. Phương pháp này hiệu quả không kém các phương pháp can thiệp bằng phẫu thuật; hơn nữa trẻ không đau, không sang chấn về tinh thần hay sang chấn tại chỗ như nong hoặc cắt bao quy đầu. |
5. Cắt bao quy đầu bao lâu thì khỏi?
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Phòng khám nam khoa Bệnh viện Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết khi cắt bao quy đầu chỉ sau 5-10 ngày các vết thương sẽ lành hẳn. |