Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TƯ VẤN

Khi nào nên đưa con đi khám tâm lý?

Khi phát hiện trẻ có thay đổi về cảm xúc như dễ trầm buồn, khóc, cáu kỉnh, tăng động, mất tập trung, phụ huynh cần đưa con đi khám.

Tôi sống ở TP.HCM, có 2 con nhỏ đang học tiểu học. Tôi thấy những năm gần đây ngày càng nhiều trẻ nhỏ ở thành phố đi khám và mắc bệnh tâm lý. Xin bác sĩ tư vấn giúp nhận biết sớm trẻ đang gặp các vấn đề bệnh tâm lý để đưa con đi khám kịp thời?

Bác sĩ chuyên khoa I, Đào Thị Thu Hương, khoa Tâm lý - Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2

Hiện nay, số lượng trẻ gặp vấn đề tâm lý, tâm thần ngày càng tăng, đa số là trẻ trong khoảng 2-10 tuổi. Các trường hợp trẻ dưới 18 tháng tuổi hoặc trên 15 tuổi mắc vấn đề tâm lý vẫn có nhưng tương đối ít.

Ở mỗi độ tuổi khác nhau, trẻ sẽ có khả năng gặp các vấn đề khác nhau. Nếu chia theo giai đoạn phát triển, trẻ 2-6 tuổi thường bị chậm nói, chậm nhận thức và mắc các vấn đề liên quan tăng động.

Trong khi đó, trẻ từ 6 tuổi trở lên thường mắc bệnh tăng động, giảm chú ý, lo âu, rối loạn khí sắc, loạn thần, rối loạn hành vi, cư xử…

Để nhận biết con có mắc các vấn đề tâm lý, tâm thần bất thường nào không, phụ huynh cần lưu ý những biểu hiện và thay đổi sau:

- Thay đổi về cảm xúc: Trẻ dễ cáu kỉnh, tức giận, trầm buồn, dễ khóc, không hứng thú với hoạt động mình thích hay khép mình hơn với gia đình, bạn bè và cộng đồng.

- Thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày: Trẻ ăn nhiều hoặc ít hơn bình thường và bắt đầu thích ăn những thứ không phải thức ăn (có trường hợp trẻ ăn gỉ mũi, nhang, đất cát…). Ngoài ra, trẻ thường gặp các vấn đề liên quan chăm sóc cá nhân và giấc ngủ như khó ngủ, ngủ không sâu giấc.

- Thay đổi hành vi: Trẻ mất tập trung trong học tập, tăng động ở bất cứ nơi đâu thường kèm theo xung đột, bốc đồng, khó chờ đợi, thiếu kiên nhẫn (hay giành giật đồ chơi, cướp lượt, hay chọc, đánh bạn…)

- Trẻ sử dụng chất kích thích.

- Trẻ có suy nghĩ về cái chết như nói những lời bâng quơ tiêu cực và liên quan cái chết.

Bạn có hiểu đúng về thảo dược

Bằng những kiến thức khoa học, nhà thảo dược học Rosalee De La Forêt đã viết cuốn sách Năng lượng sống từ thảo dược để chia sẻ về tính năng bổ trợ sức khỏe từ thức ăn và gia vị hàng ngày. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra lời khuyên hữu ích để chế biến và tận hưởng các loại nguyên liệu này trong cuộc sống.

Rối loạn chức năng điều hành có thể gây trầm cảm ở trẻ

Chức năng điều hành có mối liên hệ chặt chẽ với việc điều chỉnh cảm xúc. Nếu chức năng điều hành bị rối loạn, trẻ dễ gặp trầm cảm hoặc rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Độc giả Thúy An

Bạn có thể quan tâm