Rối loạn phổ tự kỷ là gì? Làm sao nhận biết trẻ có bị tự kỷ hay không?
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC)
Rối loạn phổ tự kỷ (ASD) là khuyết tật phát triển được gây ra bởi sự khác biệt trong não bộ. Người bị rối loạn phổ tự kỷ thường gặp vấn đề về giao tiếp, tương tác xã hội, các hành vi hay sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại
Họ có cách học tập, di chuyển hoặc chú ý khác nhau. Điều quan trọng cần biết là một số người không mắc ASD cũng có thể gặp các triệu chứng này. Nhưng đối với người mắc ASD, những đặc điểm này có thể khiến cuộc sống họ trở nên khó khăn hơn.
Đặc điểm về kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội có liên quan đến rối loạn phổ tự kỷ thường khác nhau tùy vào độ tuổi phát triển của trẻ, bao gồm:
- Tránh hoặc không giữ giao tiếp bằng mắt.
- Trẻ 9 tháng tuổi không trả lời khi được hỏi tên, không thể hiện nét mặt vui, buồn, tức giận và ngạc nhiên.
- Trẻ 12 tháng tuổi không chơi các trò chơi tương tác đơn giản như vỗ tay theo nhịp, sử dụng ít hoặc không sử dụng cử chỉ (ví dụ: Không vẫy tay chào tạm biệt).
- Trẻ 15 tháng tuổi không chia sẻ sở thích với người khác (ví dụ: Cho bạn xem một đồ vật mà bé thích).
- Trẻ 18 tháng tuổi không chỉ cho cha mẹ thấy điều gì đó gây hứng thú trẻ.
- Trẻ 24 tháng tuổi không chú ý khi người khác bị tổn thương hoặc khó chịu.
- Trẻ 36 tháng tuổi không quan tâm và không chơi với những đứa trẻ khác.
- Trẻ 48 tháng tuổi không “bắt chước” làm một nhân vật nào đó như giáo viên hoặc siêu anh hùng lúc chơi.
- Đến 60 tháng tuổi nhưng trẻ không hát, nhảy hoặc biểu diễn.
Người bị rối loạn phổ tự kỷ có những hành vi hoặc sở thích bất thường. Điều này khiến ASD khác biệt với các tình trạng chỉ được xác định bởi vấn đề về giao tiếp và tương tác xã hội. Dưới đây là các hành vi và sở thích bị hạn chế hoặc lặp đi lặp lại liên quan đến ASD:
- Xếp đồ chơi hoặc các đồ vật khác và cảm thấy khó chịu khi trật tự bị thay đổi.
- Lặp đi lặp lại các từ hoặc cụm từ (còn được gọi là chứng nhại lời).
- Chơi với đồ chơi theo cùng một cách mọi lúc.
- Thường tập trung vào các bộ phận của đồ vật (ví dụ: Bánh xe).
- Bị khó chịu bởi những thay đổi nhỏ.
- Phải tuân theo các thói quen nhất định.
- Vỗ tay, đá người hoặc tự quay tròn.
- Có phản ứng bất thường đối với cách mọi thứ phát ra âm thanh, mùi, vị, hình dáng hoặc cảm giác.
Bên cạnh những dấu hiệu trên, hầu hết người mắc ASD đều có những đặc điểm khác như:
- Kỹ năng ngôn ngữ, vận động và học tập bị trì hoãn.
- Chậm nhận thức.
- Hành vi hiếu động, bốc đồng và/hoặc thiếu chú ý.
- Động kinh hoặc rối loạn co giật.
- Thói quen ăn ngủ thất thường.
- Gặp các vấn đề về đường tiêu hóa (như táo bón).
- Tâm trạng hoặc phản ứng cảm xúc bất thường.
- Lo âu, căng thẳng hoặc lo lắng quá mức.
- Thiếu sợ hãi hoặc sợ hãi nhiều hơn mong đợi.
Người lớn cần lưu ý là trẻ em mắc rối loạn phổ tự kỷ có thể không có tất cả hoặc bất kỳ hành vi nào được liệt kê trên đây.
Pha cà phê sai cách dẫn đến thảm họa dinh dưỡng
Nếu bạn là người cuồng cà phê thì không thể bỏ cuốn sách Thánh kinh của những tín đồ cà phê. Trong sách này, tác giả Bob Arnot đã chỉ ra nhiều lợi ích của việc uống cà phê như giảm nguy cơ ung thư, ngừa bệnh tiểu đường, giảm cân... Ngoài ra, để có cốc cà phê thơm ngon và bổ dưỡng, ông còn hướng dẫn cách chọn công cụ pha chế, cách ướp lạnh hạt cà phê, tỷ lệ pha với nước và nhiệt độ thích hợp.