Có nhiều lý do để không tiếp tục gắn bó với công ty, do bạn đã đủ giỏi để tiến xa hơn, hoặc bạn nhận thấy có nhiều “red flag” từ sếp và công việc hiện tại. Ảnh minh họa: Anna Tarazevich/Pexels. |
Trong hành trình sự nghiệp, chúng ta sẽ có nhiều bước chuyển mình, thay đổi công việc và nói lời tạm biệt với cấp trên. Đây đều là những dấu mốc quan trọng, cần cẩn trọng trước khi đưa ra quyết định.
Theo Business Insider, có hai lý do chính đáng để bạn nên nói lời chia tay với công việc hiện tại và tìm kiếm công việc mới.
Thứ nhất, bạn không thấy sự phát triển, dù đã nỗ lực cho công việc, đồng thời xây dựng quan hệ có lợi cho đôi bên giữa bạn và sếp. Điều này có thể do lỗi của bạn hoặc sếp, hoặc đơn giản chỉ là không phù hợp.
Nếu đã cố gắng để thay đổi tình hình nhưng kết quả không đạt mong đợi, hãy rời đi thay vì chịu đựng và duy trì tình trạng hiện tại.
Thứ hai, bạn đã trang bị đầy đủ để sẵn sàng cho bước tiến tiếp theo trong sự nghiệp.
Nhiều người cho rằng quyết định này như “phản bội” người quản lý cũng như công ty hiện tại. Nhưng thực tế, chúng ta không “nợ” sếp hay tổ chức về tương lai. Chúng ta đã cống hiến trong thời gian qua, và giờ là thời điểm để phát triển sự nghiệp của mình.
Quyết định nghỉ công việc hiện tại để đón nhận sự thay đổi mới không phải lúc nào cũng dễ dàng. Ảnh minh họa: Alexander Suhoruco/Pexels. |
Thời điểm để "sa thải" sếp
Tuy nhiên, hãy cân nhắc kỹ trước khi nói ra lời tạm biệt. Theo Business Insider, những lý do chính đáng để quyết định nghỉ việc bao gồm:
- Bạn cần một cơ hội khác để phát triển sự nghiệp, hoặc đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm từ công việc hiện tại và sẵn sàng cho những thử thách tiếp theo sự nghiệp, như đã đề cập ở trên.
- Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian cho công việc không phù hợp.
- Bạn gặp vấn đề với người quản lý hiện tại, dù đã cố gắng khắc phục nhưng không thấy sự thay đổi tích cực nào.
- Đặc biệt, nếu sếp bạn là một “red flag” về mặt đạo đức nghề nghiệp, hãy rời đi để giữ sự chính trực cho chính mình.
Nếu không có lý do đặc biệt, nên tránh việc chuyển đổi sang một công việc có cấp bậc tương tự ở một tổ chức hay nhóm khác. Ảnh: Mikhail Nilov/Pexels. |
Ngược lại, đôi khi chúng ta sẽ có quyết định cảm tính, thiếu lý trí. Một số lý do cho thấy bạn chưa nên nghỉ việc bao gồm:
- Cảm thấy chưa được sếp công nhận: Nếu khúc mắc duy nhất đang gặp phải là chưa được công nhận năng lực làm việc, hãy thử chủ động trao đổi với sếp thay vì bỏ cuộc ngay. Chẳng hạn, bạn có thể mở lời như sau: “Xin chào sếp, về dự án tuần trước mà tôi được giao, tôi muốn biết liệu sếp có hài lòng không? Liệu có phiền nếu tôi muốn trao đổi một vài câu hỏi về dự án đó?”.
- Nhận mức lương thấp hơn đồng nghiệp dù làm việc hiệu quả hơn: Tương tự lý do ở trên, hãy thử giao tiếp, đặt vấn đề với tổ chức rằng liệu khi nào bạn sẽ nhận được khoản tiền xứng đáng với năng lực của mình. Nếu bạn không nhận được lời giải thích rõ ràng hoặc một câu trả lời thoả đáng, hãy nghĩ đến bước rời đi.
- Nhận được lời đề nghị từ công ty khác ở vị trí công việc tương tự nhưng mức lương tốt hơn: Hãy xem xét một chút trước khi quyết định "nhảy việc". Mặc dù ai cũng muốn được trả mức lương xứng đáng, đôi khi còn nhiều yếu tố quyết định khác ngoài vấn đề tiền bạc. Nhìn chung, trừ khi có lý do chính đáng, đừng vội chuyển sang công việc có vị trí ngang hàng với công việc hiện tại. Hãy trao đổi để biết được bạn cần làm để được tăng lương hoặc thăng chức.
Quyết định như một CEO
Việc tìm kiếm cơ hội mới trong khi vẫn đang làm việc không phải là điều sai trái, vì mỗi người có quyền quản lý sự nghiệp của mình theo cách riêng.
Tuy nhiên, quyết định có thông báo cho người quản lý hiện tại rằng bạn đang tìm kiếm việc mới hay không nên được đưa ra một cách cẩn thận. Tính trung thực luôn được đánh giá cao, nhưng còn tuỳ thuộc vào hoàn cảnh công việc và tính cách của người sếp, đôi khi sự chia sẻ này sẽ không phù hợp.
Cách bạn nói lời tạm biệt sẽ là ấn tượng cuối cùng mà mọi nhân sự, bao gồm cả sếp nhớ về bạn sau này. Do đó, nếu muốn chia sẻ về bước tiến tiếp theo trong công việc với sếp, hãy xây dựng cuộc nói chuyện lịch sự và tinh tế.
Điều quan trọng nhất vẫn là tập trung vào bước tiến tiếp theo cho sự nghiệp của bạn. Không phải vì một người sếp hay một tổ chức nào, hãy là một CEO khôn ngoan của chính cuộc đời mình, lựa chọn ưu tiên lợi ích cá nhân hơn bất cứ điều gì khác.
Cuộc sống quá ngắn để lãng phí thời gian cho công việc không phù hợp. Ảnh minh họa: Artem Podrez/Pexels. |
Niềm vui và nỗi buồn của công việc
Tập truyện ngắn của nữ tác giả Jang Ryu Jin mang đến cái nhìn khác về cuộc sống của tầng lớp thanh niên ở Hàn Quốc. Chúng ta thường quen với hình ảnh những nam thanh nữ tú, chỉn chu trong bộ trang phục công sở, làm việc trong những cao ốc văn phòng sang trọng. Thực tế, áp lực công việc và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn, khiến nhiều người trẻ không còn thiết tha với tình yêu, chuyện kết hôn hay sinh con. Các nhân vật của Jang Ryu Jin đều là những thanh niên bình thường mà người ta có thể gặp ở bất cứ đâu. Mỗi câu chuyện là một mảng màu sáng-tối đan xen, tạo nên bức tranh đa chiều về những khó khăn của người trẻ trong xã hội hiện đại.