Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi quê hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo - kỳ 3

Điểm nhấn văn hoá tại mỗi tỉnh thành miền Trung đã truyền cảm hứng sáng tạo cho sự ra đời của bộ lon “Huda yêu miền Trung" được nhiều người yêu thích.

Đi dọc từ Thanh Hoá đến Quảng Nam, bạn không khó để gọi tên dấu ấn đặc trưng của mỗi địa phương. Đó là thành nhà Hồ (Thanh Hoá), làng Sen (Nghệ An), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh) hay điện Thái Hoà (Huế) đã được giới thiệu trong kỳ 1 và kỳ 2 của chuỗi bài Khi quê hương trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho sáng tạo.

Thương hiệu bia “đậm tình miền Trung” tiếp nối niềm tự hào quê hương xứ sở với 4 danh thắng không còn xa lạ thuộc Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng và Quảng Nam trên thiết kế bao bì sản phẩm mới nhất.

Hang Sơn Đoòng - kỳ quan đầy kiêu hãnh

Sự kỳ vĩ của Sơn Đoòng đã gây kinh ngạc cho giới chuyên môn và những nhà thám hiểm hang động thế giới. Không chỉ vượt xa hang động lớn thứ hai thế giới về chiều cao, chiều rộng và độ dài, những gì người ta tìm thấy bên trong Sơn Đoòng khó tin đến mức nơi đây được mệnh danh là “điều viễn tưởng giữa đời thực".

Huda anh 1
Hình ảnh điểm thám hiểm quen thuộc trong hang Sơn Đoòng được Huda khắc hoạ trên thiết kế mới.

Khó ai tưởng tượng được nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng vốn được biết đến và nổi danh từ lâu, lại tồn tại một Sơn Đoòng đã hình thành cách đó 2-5 triệu năm. Qua thời gian, khu rừng nhiệt đới đã phát triển trong lòng hang với thảm động - thực vật kỳ lạ, khó tìm thấy ở nơi nào khác. Sự khác biệt lớn này giúp Sơn Đoòng tạo được sức hút và trở thành kỳ quan khiến nhân loại trầm trồ.

Chợ Đông Hà - kiến trúc của giấc mơ vươn mình ra biển lớn

Quảng Trị là một trong những mắt xích quan trọng nằm trên “Hành lang kinh tế đông - tây”, một sáng kiến thúc đẩy giao thương kinh tế giữa 4 nước: Myanmar, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Nơi đây được biết đến với sự sôi động, nhộn nhịp của dòng chảy hàng hoá đang góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt đời sống người dân địa phương.

Huda anh 2
Kiến trúc chợ Đông Hà ẩn chứa ước mơ lớn về sự hưng thịnh, trù phú.

Xuất thân là chợ làng bé nhỏ, trải qua nhiều thập kỷ chứng kiến bao biến động của lịch sử, khi bối cảnh kinh tế đất nước đổi thay cũng là lúc công trình này chuyển mình trở thành biểu tượng cho một ước mơ trù phú. Rộng hơn 30.000 m2, không gian kiến trúc chợ Đông Hà mang hình ảnh của những khối tàu vươn mình ra biển lớn, cũng như tinh thần vượt lên đầy mạnh mẽ của người Quảng Trị bền gan và bất khuất.

Cầu Vàng - đỉnh cao mới từ thành phố của những cây cầu

Hơn 2 thập kỷ kể từ ngày mang trên mình danh hiệu thành phố trực thuộc Trung ương, Đà Nẵng đã có những đổi thay ấn tượng và được ưu ái mệnh danh là “thành phố đáng sống nhất Việt Nam". Một trong những nét chuyển mình nổi bật là sự mọc lên của những nhịp cầu nối hai bờ sông Hàn, không chỉ mang ý nghĩa thúc đẩy kinh tế, mà còn góp phần giúp diện mạo của mảnh đất Đà thành thêm sống động.

Huda anh 3
Cầu Vàng - điểm sáng đưa Đà Nẵng lên một tầm cao mới trên bản đồ du lịch thế giới.

Những cây cầu với thiết kế sáng tạo, độc đáo dần được biết đến như một “đặc sản” của phố biển miền Trung. Năm 2018, một cây cầu nữa được hoàn thiện, tạo nên “cú nổ” lớn với truyền thông thế giới. Không bắc qua sông Hàn, cầu Vàng nằm ở đô cao 1.400 m so với mực nước biển, tọa lạc trên đỉnh Bà Nà, với thiết kế táo bạo khi được nâng đỡ bằng hai bàn tay rêu phong khổng lồ vươn ra từ thân núi. Thu hút hàng triệu ánh nhìn và lời khen trên khắp thế giới, cầu Vàng từ đó trở thành một biểu tượng mới của du lịch Đà Nẵng.

Chùa Cầu - hơi thở ngàn xưa trong lòng phố cổ

Sẽ thiếu sót khi đặt chân đến Quảng Nam mà bỏ qua Hội An. Đô thị cổ trăm năm tuổi là một trong những địa danh hiếm hoi còn giữ màu sắc của lịch sử, được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới năm 1999. Bên cạnh những ngôi nhà cổ mang dấu ấn thời gian rõ nét, từng mảng tường vàng đặc trưng bên ánh đèn lồng ảo diệu của phố Hội, chùa Cầu như một công trình mang tính biểu tượng, gắn liền với những thăng trầm, buồn vui của thị trấn nhỏ bên bờ sông Thu Bồn.

Thoạt nhìn, công trình này khá nhỏ, khiêm tốn vắt mình qua một lạch nước, nhưng từng chi tiết lại thể hiện sự công phu và tinh tế từ ý tưởng thiết kế, đến khâu khởi công xây dựng. Đặc biệt, chùa Cầu không thờ Phật mà đặt tượng thờ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, mang niềm vui và hạnh phúc đến cho mọi người.

Huda anh 4
Chùa Cầu sống động trên thiết kế của bộ lon “Huda yêu miền Trung".

Tám danh thắng được phác hoạ lại trên bộ lon là đại diện cho những nét riêng biệt của mỗi địa phương, nhưng với Huda, tất cả đều là một phần của khúc ruột miền miền Trung son sắt, nghĩa tình. Gắn bó gần 30 năm với mảnh đất này, sợi dây liên kết giữa Huda với từng khung cảnh, gương mặt nơi đây ngày càng bền chặt, khiến mỗi hình ảnh đều gợi lên nhiều cảm xúc tự hào và biết ơn chân thành. Bộ lon “Huda yêu miền Trung” tái hiện khung cảnh quê hương thân thương một lần nữa là lời khẳng định, bày tỏ của thương hiệu “đậm tình” với miền đất của sự thuỷ chung, chịu thương chịu khó.

Dù rằng mỗi mảnh đất mang một dấu ấn riêng, mọi vùng quê nơi khúc ruột miền Trung vẫn nối liền sự sắt son nghĩa tình, gieo vào lòng những người được sinh ra tại đây cũng như du khách có dịp ghé qua niềm nhớ thương và gắn bó sâu đậm.

Huda anh 5
Bộ lon Huda khắc họa 8 địa danh nổi tiếng, là những hình ảnh biểu tượng củakhúc ruột miền Trung nghĩa tình.

Đầu hè năm này, Huda ra mắt bộ lon phiên bản giới hạn “Huda yêu miền Trung” lấy cảm hứng từ các địa danh nổi tiếng của 8 tỉnh miền Trung bao gồm thành nhà Hồ (Thanh Hóa), làng Sen (Nghệ An), hồ Kẻ Gỗ (Hà Tĩnh), hang Sơn Đoòng (Quảng Bình), chợ Đông Hà (Quảng Trị), điện Thái Hòa (Huế), cầu Vàng - Bà Nà Hills (Đà Nẵng), chùa Cầu - Hội An (Quảng Nam). Khắc hoạ sáng tạo các danh thắng trên màu xanh trẻ trung của Huda cùng sắc vàng óng hiện đại, Huda muốn khơi gợi tình yêu, niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương trong mỗi người dân miền Trung, đồng thời khích lệ mong muốn khám phá Việt Nam của du khách trong nước và quốc tế.

Giang Di Linh

Bạn có thể quan tâm