Giáo sư Nguyễn Văn Đề không thể nào quên được hình ảnh những người bệnh tưởng ung thư gan nhưng đến khi ông khám lại thì lại là sán lá gan lớn chứ không phải ung thư. Trong số hàng nghìn bệnh nhân lầm tưởng là bệnh ung thư, giáo sư Đề cho biết cách đây hơn chục năm, ông cũng từng điều trị cho vị Bộ trưởng tên K bị sán lá gan lớn.
Bệnh nhân đặc biệt này sau khi đi khám ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Xô phát hiện khối u lớn trong gan. Bệnh nhân được chuyển sang bệnh viện Việt Đức. Các bác sĩ tiến hành làm các xét nghiệm cũng chẩn đoán là ung thư gan. Lúc này, gia đình và bản thân bệnh nhân cũng lo lắng. Trong buổi hội chẩn, bác sĩ bệnh viện Việt Đức đã mời giáo sư Đề sang. Ông nhìn phim và trực tiếp đứng làm các xét nghiệm ký sinh trùng. Ông nhìn bệnh nhân cười lớn bảo “không phải ung thư đâu là ổ áp xe do sán lá gan lớn”.
Bệnh nhân cũng không tin nhưng sau đó bác sĩ Đề đã cho ông một đơn thuốc và chỉ một đơn thuốc vị bộ trưởng này đã khỏi, đến nay vẫn khỏe mạnh và ám ảnh ung thư đã không còn.
Sau khi điều trị cho vị bộ trưởng này xong, Giáo sư Đề cho biết vài tháng sau, một tổng giám đốc nữa cũng tìm đến ông với chẩn đoán ung thư gan ở bệnh viện 108. Lúc này, giáo sư Đề nhìn phim và cũng làm xét nghiệm Elisa và bằng kinh nghiệm của riêng mình, ông khẳng định đây không phải là bệnh ung thư mà bệnh giống của vị bộ trưởng kia. Cũng một đơn thuốc là bệnh nhân khỏi hoàn toàn. Đến nay, ông giám đốc này đã lên thứ trưởng. Giáo sư Đề cho biết cách đây hơn mười năm điều trị sán lá gan lớn còn khó khăn. Lúc ấy, thuốc chỉ có bên Pháp và phải được bác sĩ Pháp viết đơn mới có thể mua được. Nhưng nay đã khác điều trị sán là gan lớn không còn khó khăn như trước nữa.
Theo giáo sư Đề, bệnh sán là gan lớn là do loài sán lá lớn Fasciola hepatica hoặc Fasciola gigantica gây nên. Loài sán này chủ yếu ký sinh và gây bệnh ở động vật ăn cỏ như trâu, bò... và cũng gây ra bệnh ở người.
Tại Việt Nam, sán là gan lớn ở người và gia sức được thu thập tại Lạng Sơn, Lai Châu, Hà Nội, Hòa Bình, Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Tp.HCM để đưa vào xác định loài. Loài sán được xác định bằng hình thái học và thẩm định bằng sinh học phân từ là Fasciola gigentica ở mức độ phân tử.
Sán là gan lớn có trưởng thành có hình giống chiếc lá, thân dẹ và bờ mỏng. Con sán có kích thước chiều dài khoảng 2 - 3 cm, chiều rộng khoảng 1 cm, màu trắng hồng hoặc xám đỏ, hấp khẩu miệng nhỏ, hấp khẩu bụng to. Ở người, sán ký sinh trong đường mật bất thường có thể ký sinh lạc chỗ như cơ bắp, dưới da, phúc mạc. Sán trưởng thành để trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân. Trứng sán là gan lớn có kích thước lớn nhất trong các loài.
Sán thường tạo nên tổ chức viêm và xơ hóa, ký sinh trùng có thể canxi hóa hoặc trở thành mảnh vụ trong các hạt nhỏ. Sán là gan lớn ký sinh trong gan tạo nên những ổ áp xe nhỏ, làm sung huyết gan, ống mật dày lên biến dạng gây viêm và xơ hóa. Những hình ảnh này quan sát rõ trên siêu âm là những ổ âm hỗn hợp. Khi sán là gan lớn ký sinh ở các cơ quan khác trên cơ thể, chúng gây nên những ổ áp xe tại đó.
Yếu tốt nguy cơ trong dịch tễ học sán lá gan lớn, tập quán ăn sống rau thủy sinh hầu hết người dân đều có ăn sống rau thủy sinh tại các vùng nhiệt đới trong đó có việt nam. Một điều tra tại huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa năm 2002 cho thấy tỷ lệ ăn rau sống trong cộng đồng là 99%. Rau thủy sinh bị nhiễm ấu trùng sán là gan lớn nhiều loài ra thủy sinh đã phát hiện ấu trùng sán là gan lớn như rau ngổ, cải soong, rau cần, rau rút, rau răm, cải xanh.
Để phòng bệnh sán lá gan lớn, bác sĩ Đề cho biết người bệnh không nên ăn các loại rau thủy sinh sống và tái. Các loại sán đều chết ở nhiệt độ cao khi nấu chín vì thế nên ăn chín, uống sôi nhất là ở các tỉnh có vùng dịch tễ.
Khổ vì bệnh sán
Giáo sư Nguyễn Văn Đề, người đầu tiên nghiên cứu về bệnh sán lá gan lớn ở Việt Nam cho biết, rất nhiều bệnh nhân bị sán lá gan lớn nhầm tưởng với ung thư.
http://infonet.vn/bo-truong-thu-truong-cung-kho-vi-benh-san-post186248.info
Theo Phương Thúy/Infonet