Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoảng 1,5 triệu đàn ông Việt có nguy cơ không có vợ vào năm 2034

Tình trạng chênh lệch giới tính tại Việt Nam có thể khiến nhiều đàn ông gặp khó khăn khi tìm kiếm bạn đời, phải trì hoãn lập gia đình hoặc sống độc thân.

Tình trạng mất cân bằng giới tính có thể khiến nhiều đàn ông Việt ế vợ trong tương lai. Ảnh: Freepik.

Sáng 20/6, tiến sĩ Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế), cho hay tình trạng mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh ở Việt Nam tuy xuất hiện muộn so với các nước nhưng tăng nhanh và lan rộng.

Ông Hoàng cho biết hiện tượng này xuất hiện nhiều hơn ngay từ lần sinh đầu tiên hoặc ở những gia đình chưa có con trai, đặc biệt với những gia đình có 2 con gái và chưa có bé trai nào.

Tình trạng mất cân bằng giới tính cũng xuất hiện nhiều ở những cặp vợ chồng có học vấn cao và điều kiện kinh tế khá giả.

Theo ông Hoàng, Việt Nam có 2 nguyên nhân chính gây ra mất cân bằng giới tính.

Bên cạnh việc nhiều người vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ, một nguyên nhân khác nổi lên gần đây là nhiều gia đình lạm dụng khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi.

Tại Việt Nam, hiện tượng mất cân bằng giới tính khi sinh trở thành thách thức từ đầu những năm 2000, đặc biệt rõ rệt hơn từ năm 2006, khi tỷ số này tăng lên 109 bé trai/100 bé gái.

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, năm 2022, tỷ số này ở nước ta là 112,1 trẻ trai trên 100 trẻ gái. Với tỷ lệ này, Việt Nam dự kiến dư thừa 1,5 triệu đàn ông vào năm 2034 và sẽ tăng lên 2,5 triệu người vào 25 năm sau đó.

Theo các nhà khoa học xã hội, hiện tượng này có thể ảnh hưởng tới quá trình hình thành và cấu trúc gia đình, đặc biệt là hệ thống hôn nhân.

Nam giới trẻ bị dư thừa có thể gặp nhiều khó khăn khi tìm kiếm bạn đời, phải trì hoãn lập gia đình hoặc sống độc thân. Điều này sẽ tác động ngược lại hệ thống gia đình trong tương lai.

Để hạn chế hậu quả nói trên, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030 đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, dưới 109.

Tuy nhiên, theo Tổng cục Dân số, mục tiêu này rất khó khăn. Từ nay đến năm 2030, mỗi năm Việt Nam phải giảm 0,4 điểm phần trăm, trong khi con số này từ 8 năm trước chỉ giảm 0,1 điểm phần trăm.

Cuốn sách bên bờ sự sống

Ngành y là ngành luôn chứng kiến ranh giới sự sống - cái chết của người khác, nhưng Khi hơi thở hóa thinh không lại là một cuốn sách đặc biệt khi nó là khoảnh khắc đối diện cái chết của người viết trong cả vai trò bác sĩ lẫn bệnh nhân. Cuốn hồi ký được bác sĩ thần kinh Paul Kalanithi viết khi căn bệnh ung thư trở nặng, anh ngồi trên xe lăn và nhớ về những tháng ngày cống hiến cho ngành y.

Chủ tịch TP.HCM: TP.HCM sẽ là trung tâm y tế chuyên sâu tầm quốc tế

Đây là nguyện vọng cũng như định hướng phát triển của TP.HCM và ngành y tế thành phố trong tương lai gần.

Nhật Minh

Bạn có thể quan tâm