Chiều 20/9, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch bệnh 24 giờ qua.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết từ nay đến hết 30/9, thành phố tiếp tục triển khai xét nghiệm Covid-19 trên địa bàn dân cư.
Phương pháp được thực hiện trong thời gian này là xét nghiệm xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn. Theo bác sĩ Hưng, tại nhiều địa phương, trong thời gian đầu triển khai, tỷ lệ người dân tự lấy mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên đơn chỉ khoảng 25%.
"Hiện tại, theo báo cáo sơ bộ từ các địa phương, tỷ lệ người dân có thể thực hiện điều này là 75%", bác sĩ Hưng nói.
Nhân viên y tế hướng dẫn người dân tại phường 21, quận Bình Thạnh, tự test nhanh tại nhà. Ảnh: Duy Hiệu. |
Trao đổi với Zing trước đó, bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ, cho rằng việc tập huấn cho người dân tự lấy mẫu xét nghiệm là giải pháp đúng đắn của thành phố.
Theo chuyên gia này, phương pháp lấy mẫu test nhanh kháng nguyên rất đơn giản. Chỉ cần được hướng dẫn một lần, người dân đều có thể tự thực hiện được và gia đình tự lấy mẫu cho nhau.
TS Lê Quốc Hùng, Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), đánh giá việc người dân tự lấy mẫu xét nghiệm đã hỗ trợ rất lớn cho ngành y tế thành phố. Đặc biệt trong công tác đảm bảo an toàn, phòng ngừa lây nhiễm chéo trong quá trình lấy mẫu, hạn chế tập trung đông đúc.
Theo công văn số 3113 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM, mục tiêu của thành phố là triển khai thần tốc lấy mẫu xét nghiệm để bóc tách ngay nguồn lây nhiễm và điều trị kịp thời.
Ông Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM (HCDC), cho biết tổng số hộ dân cư trong đợt xét nghiệm này khoảng 2,3 triệu. Trong đó, vùng xanh chiếm khoảng 1,2 triệu hộ, vùng vàng khoảng 300.000 hộ và 200.000 hộ tại vùng cam.
Thành phố chủ trương tiếp tục chia nhỏ địa bàn và tổ chức nhiều đội lấy mẫu phù hợp, chủ động huy động, tăng cường nguồn nhân lực tại địa phương tham gia công tác lấy mẫu.
Các địa phương tiếp tục hướng dẫn người dân tự lấy mẫu xét nghiệm. Cán bộ y tế hoặc tình nguyện viên phát test nhanh tới từng hộ gia đình, thực hiện giám sát xét nghiệm, ghi nhận kết quả, thống kê và báo cáo.
TP.HCM đã trải qua hơn 3 tuần tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội (từ 23/8 đến 15/9) nhưng số ca nhiễm vẫn ở mức cao.
Theo lý giải của ngành y tế thành phố, do xét nghiệm tầm soát diện rộng nên số ca mắc Covid-19 tiếp tục tăng mỗi ngày. Sau chiến dịch xét nghiệm và nhiều vòng quét tại vùng đỏ, vùng cam, cận xanh và vùng xanh, Sở Y tế nhận thấy tỷ lệ nhiễm giảm đáng kể, từ khoảng 3,6% xuống 2,7% và hiện chỉ còn 1,1%.
Dịch Covid-19
Phát hiện mới về hậu quả của Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy Covid-19 gây hại cho hệ vi sinh vật đường ruột, có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như đầy hơi và trào ngược axit.
Covid-19 vẫn gây chết người nhưng đã thay đổi về nhân khẩu học
Bang California, Mỹ, đang có sự thay đổi về nhân khẩu học trong số ca tử vong. Theo các chuyên gia, xu hướng này tương tự với toàn nước Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới.
Phát hiện virus bí ẩn giống SARS-CoV-2 ở Nga
Với protein gai có thể dễ dàng bám vào tế bào người như nCoV, loại virus này khiến các nhà khoa học lo lắng. Đặc biệt, vaccine và kháng thể Covid-19 không có tác dụng với nó.
Đại dịch mới ở những người khỏi Covid-19
Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả người nhiễm nCoV nhẹ cũng có nguy cơ bị đau tim, đột quỵ cao hơn. Điều này dấy lên mối lo về đại dịch bệnh tim mạch ở những người khỏi Covid-19.
Triệu chứng nhiễm biến chủng BA.5
Về cơ bản, người nhiễm BA.5 sẽ có các triệu chứng như những chủng Covid-19 trước đó. Song, tần suất gặp phải của từng triệu chứng lại khác nhau.