Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khoảnh khắc cuối ở xóm chạy thận

Xóm nhỏ dựng tạm nằm bên nhà tang lễ Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định (TP Quy Nhơn, Bình Định) là nơi tá túc cuối đời của hơn 30 bệnh nhân chạy thận giai đoạn nặng.

Tá túc ở đây là là những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân giai đoạn nặng. Họ mỗi người một quê,  người ở Bình Định, người từ Phú Yên ra, người từ Kom Tum, Gia Lai xuống... đang duy trì cuộc sống từng ngày.

Tá túc ở đây là là những người bệnh có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân giai đoạn nặng. Họ mỗi người một quê, người ở Bình Định, người từ Phú Yên ra, người từ Kom Tum, Gia Lai xuống... đang duy trì cuộc sống từng ngày.

Bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối đều gắn cuộc đời mình với chiếc máy chạy thận nhân tạo. Tâm lý chung của mỗi  người bệnh ở đây là chờ đợi, khi căn bệnh thận của họ chỉ nặng thêm hằng ngày chứ không còn hy vọng.

Bệnh nhân chạy thận giai đoạn cuối đều gắn cuộc đời mình với chiếc máy chạy thận nhân tạo. Tâm lý chung của mỗi người bệnh ở đây là chờ đợi, khi căn bệnh thận của họ chỉ nặng thêm hằng ngày chứ không còn hy vọng.

Xóm chạy thận với những tấm bạt, mái tôn xập xệ sát bên hông nhà tang lễ BVĐK tỉnh Bình Định. Cơ ngơi của xóm  là những chiếc giường cũ xếp san sát nhau cùng vật dụng sinh hoạt của người bệnh.

Xóm chạy thận với những tấm bạt, mái tôn xập xệ sát bên hông nhà tang lễ BVĐK tỉnh Bình Định. Cơ ngơi của xóm là những chiếc giường cũ xếp san sát nhau cùng vật dụng sinh hoạt của người bệnh.

Ở xóm chạy thận, tất cả đều là những những mảnh đời khó khăn. Họ đang giành giật từng ngày, từng giờ sự sống.  Mỗi mảnh đời là một câu chuyện.

Ở xóm chạy thận, tất cả đều là những những mảnh đời khó khăn. Họ đang giành giật từng ngày, từng giờ sự sống. Mỗi mảnh đời là một câu chuyện.

Vì sức khỏe không cho phép, bệnh nhân ở đây đều phải ở lại bệnh viện. Một năm, có người chỉ một, hai lần về quê  với gia đình.

Vì sức khỏe không cho phép, bệnh nhân ở đây đều phải ở lại bệnh viện. Một năm, có người chỉ một, hai lần về quê với gia đình.

Đa phần bệnh nhân ở xóm chạy thận đều vào giai đoạn nặng nên cần có người nhà chăm sóc, cơm nước.

Đa phần bệnh nhân ở xóm chạy thận đều vào giai đoạn nặng nên cần có người nhà chăm sóc, cơm nước.

Những người neo đơn, không có người thân thì được mọi người trong xóm giúp đỡ khi cần.

Những người neo đơn, không có người thân thì được mọi người trong xóm giúp đỡ khi cần.

Bị bệnh thận từ năm học lớp 9, Nguyễn Hồ Hải Bảo (quê Phú Yên) ra Bình Định chạy thận hơn 1 năm rưỡi.  18 tuổi nhung Bảo chỉ như một đứa trẻ lên 10 tuổi. Bảo cho biết mỗi tuần em về quê một lần mang theo số tiền 1 triệu đồng để sinh hoạt, mua thuốc men cho mỗi lần chữa chạy và đóng 400.000 đồng tiền thuê trọ. Bảo cho biết vì có thể  đi lại được nên em ở trọ một mình và xem lịch đến bệnh viện chạy thận.

Bị bệnh thận từ năm học lớp 9, Nguyễn Hồ Hải Bảo (quê Phú Yên) ra Bình Định chạy thận hơn 1 năm rưỡi. 18 tuổi nhung Bảo chỉ như một đứa trẻ lên 10 tuổi. Bảo cho biết mỗi tuần em về quê một lần mang theo số tiền 1 triệu đồng để sinh hoạt, mua thuốc men cho mỗi lần chữa chạy và đóng 400.000 đồng tiền thuê trọ. Bảo cho biết vì có thể đi lại được nên em ở trọ một mình và xem lịch đến bệnh viện chạy thận.

Bữa cơm trưa của vợ chồng bà Lê Thị Kiểu - ông Huỳnh Bá Duông. Bà Kiểu cho biết để có chút tiền mua mắm,  mua muối, sau mỗi giờ cơm bà lại loanh quanh các ngả đường gần bệnh viện lượm ve chai.

Bữa cơm trưa của vợ chồng bà Lê Thị Kiểu - ông Huỳnh Bá Duông. Bà Kiểu cho biết để có chút tiền mua mắm, mua muối, sau mỗi giờ cơm bà lại loanh quanh các ngả đường gần bệnh viện lượm ve chai.

Làm cư dân của xóm chạy thận đã 8 năm, chị Đinh Thị Hon (23 tuổi, K’Bang, Gia Lai) sống nương nhờ lòng tốt  của nhóm từ thiện và mọi người trong xóm. “Không chồng con, gia đình bỏ rơi từ ngày bị bệnh. Mình sống được nhờ  sự bảo bọc, chia sẻ của mọi người. Sống là người đây, mai nay chết đi cũng nhờ bà con ở đây”, chị Hon nói.

Làm cư dân của xóm chạy thận đã 8 năm, chị Đinh Thị Hon (23 tuổi, K’Bang, Gia Lai) sống nương nhờ lòng tốt của nhóm từ thiện và mọi người trong xóm. “Không chồng con, gia đình bỏ rơi từ ngày bị bệnh. Mình sống được nhờ sự bảo bọc, chia sẻ của mọi người. Sống là người đây, mai nay chết đi cũng nhờ bà con ở đây”, chị Hon nói.

Người bệnh thận biết rõ cuộc sống chỉ tính bằng ngày nhưng họ rất yêu quý cuộc sống.

Người bệnh thận biết rõ cuộc sống chỉ tính bằng ngày nhưng họ rất yêu quý cuộc sống.

Với họ mỗi ngày thức dậy thấy mình còn sống thêm được một ngày là ngày vui.

Với họ mỗi ngày thức dậy thấy mình còn sống thêm được một ngày là ngày vui.

Sau giờ nghỉ, họ lại quây quần bên nhau xem ti vi, nghe đài, hay tụ tập kể những câu chuyện vui...

Sau giờ nghỉ, họ lại quây quần bên nhau xem ti vi, nghe đài, hay tụ tập kể những câu chuyện vui...

Xót xa nhất là những người trẻ ở xóm, họ bỏ những giấc mơ về một tương lai tươi sáng để chôn chặt cuộc sống  của mình nơi đây. Cậu sinh viên Dương Quốc Bỉ tìm lại niềm vui với những người bệnh xóm chạy thận. Tranh thủ  giờ nghỉ, cậu lại xem cờ tướng giải trí. “Hết năm nhất trường Cao đẳng giao thông vận tải 3 TP.HCM, em phát hiện  mình bị bệnh thận. Lúc mới bệnh em buồn lắm, hoảng sợ và thậm chí nghĩ quẩn muốn chết cho xong. Em tắt máy  1 tuần, trốn đi không muốn ai tìm thấy. Bạn bè, gia đình tìm em về và đưa em đi chữa bệnh. Ban đầu chữa trong  Sài Gòn, chi phí tốn kém nên em nói ba mẹ đưa về quê. Vào đây được gần 2 năm, em nhỏ nhất nên mọi người  cũng quan tâm, an ủi em, nhờ đó em đỡ buồn”, Bỉ chia sẻ. Gia đình làm nông, có 3 anh chị em, Bỉ là con thứ.  Bỉ cho biết từ ngày vào xóm chạy thận, chỉ ngày tết mới về nhà một bữa. Mọi sinh hoạt em đều tự lo lắng, chi phí  chữa chạy hết 1,2 triệu đồng/tháng.

Xót xa nhất là những người trẻ ở xóm, họ bỏ những giấc mơ về một tương lai tươi sáng để chôn chặt cuộc sống của mình nơi đây. Cậu sinh viên Dương Quốc Bỉ tìm lại niềm vui với những người bệnh xóm chạy thận. Tranh thủ giờ nghỉ, cậu lại xem cờ tướng giải trí. “Hết năm nhất trường Cao đẳng giao thông vận tải 3 TP.HCM, em phát hiện mình bị bệnh thận. Lúc mới bệnh em buồn lắm, hoảng sợ và thậm chí nghĩ quẩn muốn chết cho xong. Em tắt máy 1 tuần, trốn đi không muốn ai tìm thấy. Bạn bè, gia đình tìm em về và đưa em đi chữa bệnh. Ban đầu chữa trong Sài Gòn, chi phí tốn kém nên em nói ba mẹ đưa về quê. Vào đây được gần 2 năm, em nhỏ nhất nên mọi người cũng quan tâm, an ủi em, nhờ đó em đỡ buồn”, Bỉ chia sẻ. Gia đình làm nông, có 3 anh chị em, Bỉ là con thứ. Bỉ cho biết từ ngày vào xóm chạy thận, chỉ ngày tết mới về nhà một bữa. Mọi sinh hoạt em đều tự lo lắng, chi phí chữa chạy hết 1,2 triệu đồng/tháng.

Nữ sinh viên Đặng Thị Kim Phượng (21 tuổi, quê An Lão, Bình Định) 4 năm nay đều đặn vào chăm sóc mẹ ở  xóm chạy thận. Phượng kể ngoài giờ học, Phượng đi làm thêm để trang trải chi phí học tập, giảm gánh nặng cho  gia đình. Ngày nào Phượng cũng vào viện đưa mẹ chạy thận theo lịch và chuẩn bị cơm nước. Những hôm mẹ bệnh  nặng, Phượng ở hẳn trong xóm để tiện chăm sóc cho mẹ.

Nữ sinh viên Đặng Thị Kim Phượng (21 tuổi, quê An Lão, Bình Định) 4 năm nay đều đặn vào chăm sóc mẹ ở xóm chạy thận. Phượng kể ngoài giờ học, Phượng đi làm thêm để trang trải chi phí học tập, giảm gánh nặng cho gia đình. Ngày nào Phượng cũng vào viện đưa mẹ chạy thận theo lịch và chuẩn bị cơm nước. Những hôm mẹ bệnh nặng, Phượng ở hẳn trong xóm để tiện chăm sóc cho mẹ.

http://phunuonline.com.vn/xa-hoi/doi-song/khoanh-khac-cuoi-o-xom-chay-than/a132252.html

Theo Thu Dịu/ Phụ nữ TP.HCM

Bạn có thể quan tâm