Hình ảnh gây tranh cãi tại lễ khai mạc Olympic Paris. |
Trong buổi biểu diễn, một nhóm gồm 18 nghệ sĩ tạo dáng sau một chiếc bàn dài với dòng sông Seine và tháp Eiffel ở phần hậu cảnh, theo The New York Post.
Đứng ở giữa là một người phụ nữ ăn mặc lộng lẫy với một chiếc mũ đội đầu lớn làm bằng bạc. Cô mỉm cười và tạo hình trái tim bằng tay, trong khi những người bên cạnh nhìn chằm chằm vào máy quay, một số người đang nhảy múa chậm rãi.
Khay đựng đồ ăn khổng lồ được hạ xuống bàn, để lộ một người đàn ông được sơn màu xanh lấp lánh từ đầu đến chân, đang cuộn tròn bên trong.
Ban tổ chức Olympic Paris 2024 cho biết màn trình diễn này là "lời diễn giải về vị thần Hy Lạp (của rượu và lễ hội) Dionysus" nhằm "khiến chúng ta nhận thức được sự phi lý của bạo lực giữa con người với nhau".
Nhóm drag queen biểu diễn tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024. |
Khoảnh khắc này ngay lập tức khiến mạng xã hội bùng nổ với những ý kiến trái chiều. Clint Russel, người dẫn chương trình podcast Liberty Lockdown, gọi hình ảnh này là "điên rồ". Nó khiến ông nghĩ đến "Last Supper" (Bữa ăn tối cuối cùng) - bức bích họa nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci.
"Thật điên rồ khi mở đầu sự kiện bằng cách thay thế Chúa Jesus và các tông đồ trong Last Supper bằng những người đàn ông mặc đồ khác giới".
Một số người lại hoan nghênh và cho rằng màn trình diễn này mang tính lịch sử. Trước đó, Olympic cũng lần đầu tiên có 3 drag queen tham gia rước đuốc.
Các nghệ sĩ Minima Gesté, Miss Martini và Nicky Doll đã tham gia nghi lễ rước đuốc đi qua nước Pháp vào tháng 5. Tất cả đều nói rằng khoảnh khắc đó tượng trưng cho sự thống nhất và hòa bình.
Doll - người dẫn chương trình Drag Race France - và hai drag queen khác cũng xuất hiện trong phần trình diễn tại lễ khai mạc diễn ra hôm 26/6, ở trung tâm Paris, bên cạnh tháp Eiffel và bờ sông Seine nổi tiếng.
Drag là viết tắt của "Dress resembling a girl" - ăn mặc giống con gái. Hiện tại, drag queen chỉ các nghệ sĩ biểu diễn hoá trang thành nữ giới. Hình thức nghệ thuật này dành cho mọi người, đặc biệt phổ biến với cộng đồng LGBTQ+.
Chia sẻ với Tri thức trực tuyến, đại diện FirstNews Trí Việt cho biết điểm chung của độc giả dòng sách chữa lành là người đã và đang chịu sự tổn thương mà không thể thoát ra được, hoặc không thể nói cùng ai. Lúc này, họ chọn sách chữa lành để vượt qua và phát triển bản thân. Còn đại diện truyền thông Huy Hoàng Books nhận định trước đây, độc giả thích đọc sách cuốn hút, kịch tính hoặc truyền tải thông điệp vĩ mô như nhân sinh, sắc tộc, thì giờ đây, những cuốn sách nhẹ nhàng, chữa lành tâm hồn dần có chỗ đứng riêng.