Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không bao giờ buộc học sinh ngồi yên

Nhằm giúp trẻ học tốt hơn, một số trường ở hạt Charleston, bang South Carolina (Mỹ) đã áp dụng sáng kiến giáo dục mới lạ: học sinh vừa nghe giáo viên giảng bài, vừa vận động.

Theo tờ Guardian, Bộ Y tế Mỹ khuyến cáo trẻ em nên tham gia ít nhất một giờ vận động thể chất mỗi ngày.

Nhưng hiện nay các trường dường như không còn xem trọng giáo dục thể chất, giờ học này bị cắt giảm, dành thời gian cho những môn học khác. Điển hình như hạt Charleston, mỗi tuần học sinh chỉ có 50 phút giáo dục thể chất, trung bình 10 phút/ngày.

Lớp học đặc biệt khi trẻ em vừa nghe giảng bài vừa tập thể dục - Ảnh: Washington Post
Lớp học đặc biệt khi trẻ em vừa nghe giảng bài vừa tập thể dục.

Lo ngại cho sức khỏe và kết quả học tập của trẻ em nơi đây, ông David Spurlock, 63 tuổi, cựu huấn luyện viên bóng chày và bóng bầu dục, cho rằng thành tích học tập sẽ được cải thiện, nếu học sinh được tham gia vào các hoạt động thể chất trong suốt một ngày học.

Ông tìm cách thuyết phục và phối hợp với các trường học trong khu vực, lên kế hoạch thay đổi mô hình học tập mới.

Học sinh được ngồi ở các bàn học dài gấp đôi bình thường tích hợp những thiết bị thể dục đa dạng, được ghi danh vào các lớp giáo dục thể chất cao cấp, được giảng dạy yoga thường xuyên và còn được ghé thăm các phòng thí nghiệm học tập với nhiều trang thiết bị đặc biệt. Dường như ranh giới giữa giáo dục văn hóa và giáo dục thể chất hoàn toàn biến mất.

Không chỉ vậy, áp phích cổ động cũng được dán khắp hành lang “Vận động chứ không ngồi yên”, “Tập thể dục phát triển tế bào não”. Gắn liền từng mục tiêu học tập khác nhau, học sinh có thể tham gia các hình thức vận động như xe đạp thể dục, leo cầu thang, leo núi, bóng rổ...

Ông Spurlock còn cho thiết kế các phòng “kích thích hoạt động não” đặc biệt, điển hình như phòng ở Trường tiểu học Mitchell được trang bị hàng loạt thiết bị: cân, xe đạp thể dục, găng tay đấm bốc, thậm chí tường leo núi ở góc phòng.

Với những việc làm hiện tại, vị cựu huấn luyện viên tâm huyết chia sẻ: ông không hi vọng có thể thuyết phục được tất cả các trường áp dụng hình thức này, bởi mỗi trường có nguồn kinh phí khác nhau, nhưng ông vẫn cảm thấy mình đang thực hiện thay đổi tích cực cho những đứa trẻ.

Lớp học đặc biệt trên con tàu vượt đại dương

Những học sinh của "lớp học nổi" vừa điều khiển tàu vượt biển vừa hoàn thành chương trình phổ thông và học cách sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt.

http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20151128/khong-bao-gio-buoc-hoc-sinh-ngoi-yen/1010947.html

Theo Huyền Trang/Tuổi Trẻ

Bạn có thể quan tâm