Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không bảo vệ người tố cáo, làm sao tìm được sự thật?

Góp ý cho Luật tố cáo (sửa đổi), đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Chánh án TAND Hà Nội) khẳng định điều quan trọng nhất là phải bảo vệ được người tố cáo.

Đại biểu Quốc hội nói về đơn tố cáo nặc danh Nhiều đại biểu Quốc hội tranh luận về việc có nên tiếp nhận, giải quyết đơn thư tố cáo nặc danh hay không.

Góp ý về Luật Tố cáo (sửa đổi) tại tổ chiều 30/5, nhiều đại biểu đều bày tỏ không đồng ý với hình thức tố cáo nặc danh.

Đại biểu Nguyễn Chiến (đoàn Hà Nội), Phó chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư Việt Nam, đồng ý chỉ giải quyết hình thức tố cáo bằng đơn và trực tiếp như dự thảo luật, để tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, sai sự thật, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, cơ quan bị tố cáo.

“Nếu đồng ý tiếp nhận gửi đơn tố cáo qua thư điện tử, điện thoại thì sẽ khó khăn trong việc giải quyết, vì vậy không nên đưa vào luật”, đại biểu Chiến nói.

Về tố cáo nặc danh, ông Nguyễn Chiến cho rằng trong thực tiễn, có rất nhiều tố cáo nặc danh làm ảnh hưởng uy tín của nhiều tập thể, cá nhân.

“Người bị tố cáo thì có danh, người đi tố cáo thì không có danh. Do đó, người tố cáo phải có danh chính và phải chịu trách nhiệm với đơn của mình. Còn tố cáo nặc danh có cơ sở, kèm theo chứng cứ thì có thể coi đó là tin báo tội phạm để xem xét của cơ quan có thẩm quyền chứ không nên đưa vào luật này”, Phó chủ nhiệm Liên đoàn Luật sư nhấn mạnh.

To cao nac danh khong duoc giai quyet anh 1
Đại biểu Nguyễn Chiến, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Ảnh: Phạm Duy.

Ngoài ra, đại biểu Chiến cũng đồng tình với việc cần phải có quy định rõ ràng để có cơ chế bảo vệ người tố cáo nhằm bảo đảm được an toàn tính mạng, tinh thần của người tố cáo và gia đình họ.

Liên quan đến quy định về các hình thức tố cáo, đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) tán thành với quan điểm thể hiện trong dự án luật, chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp, đồng thời đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Tuy nhiên, theo đại biểu Nguyễn Hữu Chính (Chánh án TAND Hà Nội) hình thức tố cáo có thể bằng nhiều con đường như trực tiếp, bằng đơn, qua fax, email, qua điện thoại đều hợp pháp. Điều này phù hợp với một số luật như Luật phòng chống tham nhũng.

To cao nac danh khong duoc giai quyet anh 2
Đại biểu Nguyễn Hữu Chính, Chánh án TAND Hà Nội. Ảnh: Phạm Duy.

Về tố cáo nặc danh, đại biểu Chính cho rằng về nguyên tắc không xem xét đơn tố cáo nặc danh. Tuy nhiên, tố cáo nặc danh mà có những nội dung, chứng cứ xác đáng (hình ảnh, ghi âm…) thì nên được xem xét. Nhiều người tố cáo sợ bị trả thù hoặc không đảm bảo về quyền lợi hoặc bị đe doạ tính mạng, sức khoẻ nên họ phải nặc danh.

Về bảo vệ người tố cáo, đại biểu Chính nhìn nhận dự thảo còn rất chung chung, chưa xác định cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; chưa làm rõ cơ chế phối hợp.

“Tôi cho rằng đây là điều quan trọng nhất, muốn người ta tố cáo để tìm ra sự thật khách quan thì điều đầu tiên phải bảo vệ người tố cáo. Nếu không có quy định rõ ràng thì sẽ có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người tố cáo”, ông Chính phân tích.

Nhiều đại biểu cũng đề nghị cơ quan nào chịu trách nhiệm bảo vệ người tố cáo, để đảm bảo an toàn tính mạng cho họ người thân.

Bổ sung việc giải quyết tố cáo cán bộ đã nghỉ hưu

Ủy ban Pháp luật Quốc hội đã bổ sung việc tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ đã nghỉ hưu, hoặc chuyển công tác vào dự thảo Luật Tố cáo (sửa đổi).

Thắng Quang

Bạn có thể quan tâm