Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không có chuyện thí sinh từ đỗ thành trượt

Hệ thống xét tuyển chung mới chỉ ghi nhận lỗi hiển thị, Bộ GD&ĐT đã khắc phục xong. Bên cạnh đó, những vấn đề nảy sinh hiện nay có phần lỗi của thí sinh và một số cơ sở đào tạo.

Sáng 20/9, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết với quy định xét tuyển và hệ thống tuyển sinh của năm nay, không có chuyện thí sinh trúng thành trượt hay ngược lại.

Việc "trúng thành trượt" của năm nay bản chất là có trường thực hiện việc xét tuyển không đúng thứ tự nguyện vọng của thí sinh. Nên thí sinh đủ điều kiện nhưng không trúng tuyển nguyện vọng mong muốn.

Hay có trường hợp làm không đúng quy chế, ví dụ, chỉ xét nguyện vọng 1.

tuyen sinh 2022 anh 1

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết không có chuyện thí sinh trúng thành trượt hay ngược lại. Ảnh: Tiền Phong.

Bên cạnh đó, cũng có những sai sót từ phía thí sinh như đăng ký nhầm mã phương thức, đăng ký nhầm mã tổ hợp.

Với những sai sót này, bộ sẽ cố gắng tạo điều kiện để thí sinh chỉnh sửa. Nhưng cũng có những sai sót thuộc về một số trường và tùy từng trường cụ thể, bộ đã yêu cầu xử lý theo đúng quy định của quy chế đảm bảo quyền lợi chính đáng của thí sinh.

Về phía Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn khẳng định hệ thống xét tuyển chung mới chỉ ghi nhận lỗi hiển thị, và Bộ GD&ĐT đã khắc phục xong.

Cụ thể, bộ đã nhận được phản ánh và đã yêu cầu đơn vị chức năng khắc phục được ngay từ 12h30 ngày 18/9. Nhưng khi hệ thống đang chạy để khắc phục, mất một khoảng thời gian nhất định, nên trong thời gian đó, nếu thí sinh vào, có thể sẽ thấy một vài hiện tượng tưởng như là lỗi nhưng thực ra không phải. Nhưng thí sinh hoàn toàn yên tâm vì dẫu có lỗi hiển thị trước đó, kết quả xét tuyển của các em không bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, một vài trường hợp các em nhìn thấy số liệu sai là do trường vẫn đang trong quá trình cập nhật thông tin. Theo yêu cầu của bộ, 17h ngày 17/9, các trường phải cập nhật xong dữ liệu, nhưng với một số lý do, sau thời hạn trên, trường chưa cập nhật đủ.

Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn thông tin thêm phần mềm năm nay là phần mềm mở rộng chức năng chứ không phải là phần mềm mới hoàn toàn. Chức năng quan trọng nhất là lọc ảo đã làm từ nhiều năm nay. Chức năng mới của năm nay là đăng ký trực tuyến, được mở rộng dựa trên chức năng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng trực tuyến đã thực hiện năm ngoái.

Điểm mới là lọc ảo trên cơ sở nhiều phương thức xét tuyển, việc này thì chỉ đơn giản là cung cấp thêm dữ liệu, bản chất vẫn giống như lọc ảo của những năm trước, thuật toán không thay đổi.

Điểm mới nữa là thanh toán trực tuyến, bộ đã thử nghiệm kỹ trong nội bộ cũng như cho thí sinh thử nghiệm mấy ngày trước khi chạy chính thức.

Liên quan tới việc giải quyết đơn thư khiếu nại, bộ cũng đã yêu cầu các trường chủ động xem xét giải quyết hoặc phối hợp với các trường có liên quan theo quy định bảo đảm quyền lợi của thí sinh. Đối với thí sinh trúng tuyển theo phương thức xét tuyển sớm nhưng sơ suất không đăng ký thành công trên hệ thống, trường có thể xét tuyển bổ sung ngay như đối tượng đã đăng ký xét bổ sung.

Những trường ngoài công lập có mức học phí đắt nhất Hà Nội

Phụ huynh phải đóng 700-800 triệu đồng tiền học phí/năm học đối với mỗi học sinh. Ngoài ra, các trường này còn quy định nhiều loại phí khác như phí ghi danh, giữ chỗ, tiền ăn...

https://tienphong.vn/thu-truong-bo-gddt-hoang-minh-son-khong-co-chuyen-thi-sinh-tu-do-thanh-truot-post1471145.tpo

Nghiêm Huê / Tiền Phong

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm