Uống rượu bia khi nào dễ say hơn?
Khi dạ dày trống rỗng, rượu có khả năng hấp thụ nhanh và bạn sẽ dễ say hơn. Để ngăn ngừa điều này, bạn nên tiêu thụ bữa ăn cân bằng, lành mạnh cả ngày trước khi tham gia tiệc rượu. Ngoài ra, hãy cố gắng ăn trong khi uống để làm chậm quá trình hấp thụ rượu. |
Uống rượu khi đang sử dụng thuốc nào gây tổn thương niêm mạc dạ dày?
Theo Reader's Digest, các loại thuốc như aspirin và thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể gây loét và viêm dạ dày. Nếu bạn uống rượu khi đang uống aspirin, nó có thể tăng nguy cơ gấp đôi tổn thương niêm mạc dạ dày và đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc uống aspirin cũng không có tác dụng ngăn ngừa nôn nao như nhiều người lầm tưởng. Thậm chí, rượu cũng làm giảm tác dụng điều trị của thuốc. |
Mỗi ngày, bạn nên uống bao nhiêu rượu vang để có lợi cho sức khỏe?
Dược sĩ Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết rượu vang được lên men từ nho đỏ, nho trắng chứa nhiều vitamin B, C, nhiều khoáng chất như K, Mg, Ca, P, chất chống oxy hóa tế bào... Do đó, uống rượu vang với lượng phù hợp, cơ thể ngăn ngừa được các bệnh đau khớp, tim mạch, huyết khối, ung thư, tiểu đường, gan thận. Lượng rượu khuyến cáo nên dùng mỗi ngày là 100 ml chia 3 lẩn khai vị cho 3 bữa ăn là tốt nhất. |
Khi uống rượu, bạn nên làm gì để giải rượu?
Bạn nên uống từ từ, vừa uống vừa nói chuyện hoặc uống chung với nước trà đặc để giải rượu. Bạn không nên ăn các loại kẹo, bánh mứt quá ngọt hoặc thực phẩm cay nồng, hút thuốc trong khi uống rượu. Chúng khiến cơ thể nhanh chóng bị mệt, tinh thần thiếu minh mẫn... |
Không có mức uống rượu bia nào là an toàn?
Theo bác sĩ Lê Quang Thuận, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), không có mức uống rượu bia nào là an toàn. Nguy cơ rượu bia ảnh hưởng sức khỏe phụ thuộc vào tuổi, giới tính và các đặc tính sinh học khác của từng người, cũng như hoàn cảnh và cách thức uống. |
Trộn rượu cùng với đồ uống có ga giúp giảm nồng độ cồn?
Trộn chung các loại đồ uống lại với nhau có thể khiến bạn nhanh say và nhiều hơn. Đặc biệt, bạn không nên pha rượu bia với nước ngọt, các chất kích thích khác,... Vì phản ứng giữa các hoạt chất với nhau sẽ làm lượng cồn dễ dàng xâm nhập vào máu, gây hại đến các cơ quan nội tạng, đặc biệt là gan và dạ dày. |
Hút thuốc khi uống rượu làm tăng nguy cơ:
Hút thuốc và uống rượu cùng lúc có thể làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng và thực quản. Điều này do rượu hòa tan hóa chất trong thuốc lá khi chúng vẫn còn ở cổ họng. Nó khiến các chất gây ung thư bị mắc kẹt ở các mô nhạy cảm của cổ họng. Ngoài ra, uống rượu và hút thuốc cùng lúc kích thích cơ thể chuyển hóa cả hai loại nhanh hơn, khiến các chất gây ung thư từ thuốc lá lưu lại trong máu lâu hơn. |
Tuyệt đối không nên ăn loại quả nào khi uống rượu bia?
Dược sĩ Lê Kim Phụng cho hay một số loại quả như sầu riêng kết hợp với thức uống có cồn làm tăng nguy cơ ngộ độc, khó thở, nếu không phản ứng kịp dễ dẫn đến tử vong. |