Con người có thể ảnh hưởng sức khỏe khi:
Tiến sĩ Rong Zhou, Đại học Công nghệ Hoa Nam, Trung Quốc, cho biết khi đốt cháy, nhang giải phóng các hạt hóa chất vào không khí. Nếu hít vào, những hạt này sẽ mắc lại ở phổi gây viêm nhiễm. Những người có vấn đề về tim mạch có thể ảnh hưởng nặng hơn khi tiếp xúc liên tục. |
Nhang càng thơm càng độc hại?
TS.BS Nguyễn Ngọc Minh cho hay nhang càng thơm càng độc hại do được tẩm hóa chất. Để nhang thơm hơn, người làm đã dùng cả chất hóa học tổng hợp để tăng độ thơm và tạo vòng cuốn không rụng cho nhang. |
Nhang dùng nhiều hóa chất, người dùng hít phải khói nhiều sẽ có biểu hiện:
Những sản phẩm không rõ nguồn gốc, dùng hóa chất tạo mùi giá rẻ, không nhãn hiệu, người dùng hít phải khói nhiều sẽ thấy khó thở, buồn nôn, đầu óc quay cuồng. Dùng lâu dài, chúng sẽ gây nhiễm độc máu, gan, phổi, thận. |
Những loại nhang có tàn trắng như vôi, tuyết thường được làm từ:
Theo TS.BS Nguyễn Ngọc Minh, những loại nhang có tàn trắng như vôi, tuyết, được làm bằng bột đá vôi (CaCO3) dùng trong xây dựng. Đá vôi dùng trong xây dựng có lẫn nhiều tạp chất, tùy theo vùng khai thác có thể chứa các kim loại nặng như chì, thủy ngân... Việc người sản xuất nhang kèm đá vôi xây dựng hỗn tạp, với liều lượng không xác định, hoàn toàn có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe người sử dụng. |
Nhang được tẩm loại hóa chất nào có thể gây viêm nhiễm, phù nề, co thắt, khó thở?
Các cơ quan chức năng đã phát hiện nhang tẩm hóa chất như H3PO4 để cuốn tàn. Chất độc hại sẽ tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ gây mẫn cảm; tác động lên hệ hô hấp gây viêm nhiễm phù nề, co thắt, khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt, sung huyết, chảy nước mắt. Vì vậy, khi đi đền, chùa gặp khói hương đốt dày đặc nhiều người có biểu hiện chảy nước mắt, ho sặc sụa... |
Trẻ em dễ mắc bệnh gì nếu mẹ thường xuyên thắp nhang khi mang thai?
Hít khói nhang có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe của em bé. Nghiên cứu cho thấy khả năng trẻ em mắc bệnh bạch cầu cao nếu mẹ của chúng thường xuyên thắp nhang trong khi mang thai. Nguy cơ đột biến gen là một trong những nguyên nhân gây ra điều này. |
Không nên thắp nhang trong trường hợp nào?
Theo tiến sĩ Rong, mọi người khi thắp nhang nên hạn chế đốt nhiều và liên tục trong không gian kín. Không thắp gần giường ngủ, bạn nên mở cửa để khói nhang bay đi. Khi có dấu hiệu khó thở, chóng mặt, buồn nôn do tiếp xúc với khói cần ra khỏi khu vực đó và nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí. |
Cắm nhang lên đồ ăn dễ gây ngộ độc?
Bạn không nên dùng chân nhang làm tăm xỉa răng hay cắm chân nhang vào đồ ăn cúng tế để tránh bị ngộ độc. |