Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

‘Không ước mơ nào viển vông nếu bạn biến nó thành công việc thật sự’

Hành trình khởi nghiệp 5 năm đầy thú vị nhưng cũng lắm gian nan của food stylist Thùy Dương là câu chuyện về tinh thần dám ước mơ, dám hành động.

Trước khi bén duyên cùng nghề food stylist, Thùy Dương từng có 6 năm học vẽ mỹ thuật và là một graphic designer. Thế nhưng, cô nàng 9X yêu cái đẹp này bỗng mong muốn tìm đến những con đường rộng lớn, muốn gặp được những người tài năng, muốn đọc học hỏi nhiều hơn và được làm điều gì đó mới lạ cho chính cuộc sống của mình. Dương quyết định rẽ hướng, theo đuổi một ngành nghề mà ở thời điểm cách đây 3 năm vẫn là khái niệm rất mới mẻ: Food stylist.

Khó khăn nhưng không hối hận

Trong những ngày đầu khởi nghiệp, Thùy Dương chỉ có 5 triệu trong tài khoản tiết kiệm, chỉ dám ăn cơm hộp để tiết kiệm tiền mua thiết bị, các vật dụng, đạo cụ trang trí. Khó khăn, thiếu nguồn lực hỗ trợ, không nhiều người đi trước mở đường cho ngành nghề mới, Dương vẫn quyết tâm thử sức.

Lộ trình phát triển nghề nghiệp, chuẩn mực nào là thành công, như thế nào là sống được với nghề, làm sao để mọi người biết đến mình… đều là những khái niệm mới lạ, đầy trăn trở.

Để tìm được câu trả lời, những người trẻ trong vị thế mở đường như Dương gần như không có cách nào khác là thực hiện những phép thử, quăng mình vào những thử thách, dấn thân, và quan trọng hơn, không chỉ suy nghĩ, họ đã chọn hành động, đối mặt với những rủi ro, thách thức để tìm được đáp án cho mình.

Meo Thuy Duong food stylist nghe 4.0 anh 1
Với Thùy Dương, vượt qua được sự mơ hồ, thử thách mà không nản chí thì khó khăn lại chính là đòn bẩy.

“Đối mặt với những mơ hồ sẽ là thách thức lớn đối với bất cứ ai muốn theo đuổi con đường đường food stylist chuyên nghiệp. Thế nhưng nếu ai vượt qua được thử thách đó, không nản chí thì khó khăn lại chính là đòn bẩy”, Dương chia sẻ. Và đó cũng là cách Thùy Dương đi qua những ngày đầu khó khăn bằng sự kiên định, biến khó khăn thành cảm hứng, làm những điều tưởng chừng không thể.

Cô gái Hà thành vận dụng khả năng, vốn kiến thức mỹ thuật vốn có để bắt đầu cuộc chơi sắp đặt, sự phối hòa của màu sắc, bố cục. Việc lên ý tưởng, concept cho bộ ảnh đòi hỏi Dương phải tìm hiểu phong cách, văn hóa của món ăn. Nhiệm vụ của food stylist là phải sắp đặt những đạo cụ như chén dĩa, tông màu, chất liệu đều phải thể hiện được văn hóa địa phương nơi khởi nguồn món ăn ấy. Điều này đòi hỏi Thủy Dương phải thật nghiêm túc với nghề, học hỏi từ sách vở, Internet, tìm tòi những nghệ sĩ sắp đặt trên thế giới.

Bằng niềm đam mê, cảm hứng cố gắng không ngừng ấy, Thùy Dương chưa từng xem việc đến với nghề food stylist là một cuộc dạo chơi. Cô nàng dấn thân và sống được với nghề bằng tinh thần của người trẻ hành động, tìm tòi, nghiêm túc đến độ nghiêm khắc để cho ra những sản phẩm khiến người xem phải vỡ òa, thán phục.

Đoạn đường gian nan ấy không khiến Dương bỏ cuộc, để “quả ngọt” hôm nay cô nàng food stylist 9X nhận được là sự công nhận của cộng đồng làm nghề, khách hàng. Thùy Dương cũng được biết đến như một người có khả năng lưu dấu mỹ vị, làm đẹp món ăn, đưa hình ảnh và văn hóa ẩm thực Việt Nam đến bạn bè thế giới.

“Hành trình vất vả đã cho mình bốn điều đáng tự hào: Được sống và theo đuổi đúng những gì mình thích, được làm chính mình; Chứng minh cho gia đình rằng mình là người có trách nhiệm và làm việc nghiêm túc; Có ảnh hưởng tích cực tới cộng đồng food stylist ở Việt Nam và có một cuốn sách trước năm 30 tuổi”, Dương nói. Có thể thấy, quyết định liều lĩnh cách đây 3 năm đã mang đến cho Dương một cuộc sống đầy màu sắc, đáng tự hào, vất vả nhưng không có gì hối hận.

Công nghệ chính là cơ hội

Ngoài học từ những người làm nghề trên thế giới, lắng nghe, theo dõi, thấu hiểu cách bạn bè, người dùng mạng xã hội tương tác với các sản phẩm cũng là cách Dương đánh giá hiệu quả công việc của mình. “Một trong những điều khiến mình vẫn tiếp tục con đường này chính là lời động viên, ủng hộ từ những người bạn follow mình bất kể lúc mình thành công hay thất bại. Nhiều khi mình chẳng biết họ là ai, nhưng nhận được những email nói rằng mình truyền cảm hứng tới họ qua blog, mình vui lắm”, Thùy Dương chia sẻ.

Sau nhiều năm làm nghề, Thùy Dương quyết định viết blog, chia sẻ nhiều hơn về những kinh nghiệm, kiến thức mình có được. “Khi mình bắt đầu viết blog, mục đích chính là tổng hợp lại kiến thức mình có từ việc học qua Internet, kinh nghiệm làm việc của bản thân để bạn trẻ khác có thêm nguồn tham khảo. Vì mình biết để bắt đầu con đường này rất khó khăn, mình chỉ góp một chút công sức để các bạn đỡ khó khăn hơn”, Dương chia sẻ. Trước khi trở thành food stylist thật sự, Dương cũng tự tìm học kiến thức từ những nguồn miễn phí và giờ là lúc nữ food stylist 9X muốn cho đi nhiều hơn, để giúp đỡ cộng đồng cùng phát triển.

Meo Thuy Duong food stylist nghe 4.0 anh 4
Trước khi trở thành food stylist thật sự, Dương cũng tự tìm học kiến thức từ những nguồn miễn phí .

Chia sẻ về cơ hội nghề nghiệp, con đường thực hiện đam mê của giới trẻ với sự hỗ trợ của công nghệ, Thùy Dương cho biết chưa bao giờ việc hiện thực hóa giấc mơ, được làm điều mình thích lại dễ dàng như vậy. “Những bạn trẻ hay chụp hình đồ ăn, check-in nhà hàng có thể làm food stylist, nghề reviewer, food blogger, influencer…”, Dương nói, “bạn cần trau dồi kỹ năng xử lý hình ảnh, quản lý thời gian và biết cách tương tác với follower để đưa sản phẩm đến công chúng tốt hơn”.

Bên cạnh đó, Thùy Dương cũng nhấn mạnh mạng xã hội đã thay đổi hành vi người dùng khá nhiều. Do đó, người trẻ muốn làm một food stylist được biết đến, ngoài tính thẩm mỹ, kỹ năng với nghề, còn phải biết xây dựng cộng đồng, có một “portfolio online” thật ấn tượng để tạo uy tín. Công nghệ chính là cơ hội, công cụ để hỗ trợ người trẻ được là chính mình, thử sức với những điều mới mẻ.

Thuộc thế hệ Millenials vốn là những người trẻ tràn đầy nhiệt huyết và đam mê, sẵn sàng thử sức những công việc mới để khám phá bản thân và trưởng thành hơn từ trong khó khăn, Thùy Dương đã góp phần lan tỏa tinh thần dám làm điều không thể, dám đương đầu trước những khó khăn.

Không chỉ tạo nên cuộc sống nhiều màu sắc hơn cho chính mình, Thùy Dương là một trong những người trẻ có khả năng truyền cảm hứng, để bạn bè đồng trang lứa thêm động lực, quyết tâm theo đuổi đam mê của mình. “Không ước mơ nào viển vông nếu bạn biến nó thành công việc thật sự”, Thùy Dương chia sẻ, “bạn không cần là người may mắn, hay giàu có mới có thể theo đuổi đam mê. Bạn sẽ trở nên khác biệt khi bạn dám hiện thực hóa giấc mơ của mình”.

Tinh thần dám dấn thân, hành động, vượt qua giới hạn để làm điều không thể như khí chất trong mỗi người trẻ như Thùy Dương. Đó cũng là tinh thần tương đồng với triết lý “Do what you can’t - Làm điều không thể” mà Samsung theo đuổi trong suốt nhiều năm qua. Bằng tinh thần sáng tạo, không ngừng phá vỡ giới hạn, kiến tạo những chuẩn mực mới, Samsung đã mang đến những thiết bị công nghệ có tính đột phá.

Để không chỉ nâng cấp trải nghiệm người dùng, mang đến cuộc sống tốt đẹp, tiện nghi hơn, những sản phẩm và triết lý phát triển của Samsung còn đồng hành cùng người trẻ trên con đường dấn thân, hành động, thực hiện đam mê, hiện thực hóa những giấc mơ táo bạo của họ.

Sự cam kết đồng hành ấy của Samsung cũng thể hiện khá rõ nét trong chiến dịch gần đây của hãng, rằng chỉ cần người trẻ nuôi dưỡng cảm hứng, đam mê lớn hơn trở ngại, dám hành động, Samsung sẽ đồng hành cùng họ kiến tạo những điều ý nghĩa, nuôi dưỡng khí chất của thế hệ làm điều không thể.

Giang Phan Ninh - Minh Huỳnh

Bình luận

Bạn có thể quan tâm