Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kinh nghiệm du lịch Bạc Liêu

Trong hành trình khám phá miền Tây, bạn không thể bỏ lỡ Bạc Liêu. Nơi đây mang nét yên bình vùng sông nước, sở hữu những địa danh lâu đời cùng nhiều giai thoại.

Bạc Liêu thuộc duyên hải vùng bằng sông Cửu Long, nằm trên bán đảo Cà Mau, miền đất cực Nam của Việt Nam. Vùng đất này gắn liền với hình ảnh Công Tử Bạc Liêu nổi tiếng. Nơi đây không chỉ có nhiều cảnh đẹp, món ăn ngon mà còn hút khách bởi những ngôi chùa mang dấu ấn riêng.

Đến Bạc Liêu, đi chơi ở đâu?

Từ Cà Mau, mình di chuyển đến Bạc Liêu mất 1 giờ. Sau khi check-in phòng nghỉ, mình di chuyển đến nhà Công Tử Bạc Liêu. Đây là một trong 3 ngôi nhà cổ lâu đời đại điện cho văn hóa miền Tây xưa.

Ngôi nhà gắn liền với giai thoại của vị công tử ăn chơi khét tiếng thời trước với hành động đốt tiền như giấy để thể hiện sự giàu có và độ ăn chơi của mình. Khi đến tham quan, bạn sẽ được giới thiệu về kiến trúc, những vật dụng trong nhà và nghe thuyết minh về giai thoại, tiểu sử cuộc đời của Công Tử Bạc Liêu.

Ngôi nhà cổ đẹp, mang đến cảm giác thanh bình và mát mẻ. Du khách sẽ được hướng dẫn viên giới thiệu tường tận về ngôi nhà của câu chuyện của vị công tử nổi tiếng một thời.

Sau khi ăn trưa mình ghé ngôi chùa Ghositaram. Chùa tọa lạc tại ấp Cù Lao, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi. Nơi đây như một bảo tàng mỹ thuật trưng bày tài năng của các nghệ nhân Khmer.

Chùa Ghositaram còn được gọi là chùa Cù Lao được xây dựng vào năm 1860 trên khu đất rộng 4 ha, phía trước cổng chùa có hàng thốt nốt cao vút, là hình ảnh quen thuộc của cảnh sắc miền Tây. Ngôi chùa đang được trùng tu nên cũng hạn chế đi nét đẹp vốn có vì còn ngổn ngang gạch vữa.

Mình cũng ghé thăm thêm một ngôi chùa khác có tên Xiêm Cán. Chùa cách trung tâm thành phố Bạc Liêu khoảng 10 km về hướng Đông tại ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Thạnh Đông. Đặt chân đến cửa chùa, bạn sẽ ấn tượng bởi sự lộng lẫy của kiến trúc tại đây.

check-in Bac Lieu anh 5

Chùa Xiêm Cán là điểm đến không thể bỏ lỡ khi tới Bạc Liêu.

Cổng chùa xây hình 3 ngọn tháp, mô phỏng kiến trúc Angkor của người Campuchia. Bên trên cổng được chạm trổ tinh xảo, với rất nhiều hình rắn - một đặc trưng trong kiến trúc Khmer.

Buổi chiều, mình tranh thủ tham quan cây xoài 300 tuổi thuộc khuôn viên chùa Ông Bổn, ấp Biển Tây B, xã Vĩnh Trạch Đông. Cây xoài mang nhiều giai thoại kỳ bí.

Cây gắn liền với người Hoa lưu dân từ thời nhà Thanh. Họ tìm đến vùng đất này và dựng nhà cạnh cây xoài để sinh sống bởi ở gốc cây xoài cổ này có mạch nước ngọt quanh năm. Cây xoài này được xem là cây xoài cổ thụ độc nhất ở vùng sông nước Cửu Long. Thân cây to đồ sộ, tán lá xum xuê.

Sáng hôm sau, mình đã thức dậy từ sáng sớm để đi ngắm bình minh trên cánh đồng quạt gió rộng lớn. Đây là dự án điện gió đầu tiên ở Việt Nam, có 62 cột tháp và tuabin đều đặt trên biển, mỗi tuabin cao khoảng 80 m, cánh quạt dài 42 m… Khi đến đây những gì bạn cần làm là chuẩn bị quần áo thật đẹp và chụp hình. Khung cảnh nơi này đẹp chẳng kém trời Âu.

Lưu ý chung

Thời gian nào nên đi Bạc Liêu?

Vì đa phần địa điểm tham quan ở Bạc Liêu là các di tích, nhà vườn nên dù trời nắng hay là mưa vẫn không ảnh hưởng nhiều đến chuyến đi của bạn. Vì thế, bạn có thể đi vào bất cứ thời điểm nào trong năm, miễn sao phù hợp với thời gian của bạn.

Cách di chuyển đến Bạc Liêu:

Xe Khách: Mình chọn đi xe Phương Trang. Giá vé từ TP.HCM-Bạc Liêu là 155.000 đồng. Giá vé đi từ Cà Mau là 90.000 đồng. Ngoài ra còn có một số xe khách khác như Đức Trọng, Hoàng Cung, Hoàng Yến…

Xe Máy: Từ TP.HCM, bạn đi theo quốc lộ 1A. Nếu đi xe máy, bạn nên kết hợp luôn tour khám phá miền Tây.

Núi lửa Chư Đăng Ya nằm ở tỉnh nào?

Tỉnh này thuộc khu vực Tây Nguyên, có nhiều cảnh đẹp.

Độc giả Nguyễn Thanh Tính

Bạn có thể quan tâm