Bạn có thể mắc bệnh nếu chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn bao nhiêu ngày?
Thời gian “đèn đỏ” xuất hiện khác nhau ở mỗi người (thường từ 2-7 ngày). Tuy nhiên, nếu kinh nguyệt kéo dài quá 7 ngày hoặc đột nhiên xuất hiện nhiều thay đổi về thời gian trong ít nhất 3 chu kỳ liên tiếp, bạn nên đi khám bác sĩ. |
Lượng kinh nguyệt quá nhiều, cục máu đông lớn là dấu hiệu bệnh:
Khi lượng máu ra quá nhiều khiến bạn phải thay băng vệ sinh thường xuyên hơn mức 3 giờ một lần, xuất hiện những cục máu đông với kích thước lớn là dấu hiệu bất thường cảnh báo bệnh như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung. Bệnh ung thư tử cung cũng có thể khiến máu kinh ra nhiều. Phụ nữ trên 35 tuổi cần đặc biệt lưu ý hiện tượng này. |
Kinh nguyệt đến sớm hoặc một tháng "đèn đỏ" hai lần là dấu hiệu:
Thạc sĩ, lương y Vũ Quốc Trung (Hà Nội), cho biết kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường 7-8 ngày hoặc một tháng hành kinh tới 2 lần là dấu hiệu bệnh nhân mắc chứng kinh sớm. Để điều trị, bệnh nhân có thể áp dụng bài thuốc gồm đương quy, hoàng bá, xích thược, tri mẫu, sinh địa, xuyên khung. |
Kinh nguyệt có màu hồng nhạt cảnh báo bệnh gì?
Theo Brightside, kinh nguyệt có màu hồng nhạt là dấu hiệu nồng độ estrogen thấp. Chơi thể thao quá mức và chạy bộ là nguyên nhân chủ yếu khiến nồng độ estrogen giảm. Điều này làm gia tăng nguy cơ loãng xương và gãy xương ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. |
Mắc ung thư ống dẫn trứng, kinh nguyệt có màu gì?
Kinh nguyệt hầu như không có màu, gần giống nước hoặc màu hồng rất nhạt cho thấy cơ thể bạn đang bị thiếu chất dinh dưỡng. Nguy hiểm hơn đó là dấu hiệu của bệnh ung thư ống dẫn trứng. |
Bạn được xem là khỏe mạnh khi kinh nguyệt:
Theo Brightside, màu máu đỏ như dâu tây trong thời kỳ kinh nguyệt được xem là khỏe mạnh. Điều đó có nghĩa lớp niêm mạc được rơi ra và máu chảy qua hệ thống sinh dục nhanh chóng. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan và nên quan sát kinh nguyệt của mình hàng tháng. |
Căng thẳng, suy nhược cơ thể có ảnh hưởng đến kinh nguyệt?
Bác sĩ Đào Xuân Dũng cho hay những căng thẳng tâm trí ảnh hưởng tạm thời đến tuyến dưới đồi, có thể làm mất quá trình phóng noãn và tắt kinh nguyệt. Khi sự căng thẳng tinh thần giảm đi, bạn mới có kinh trở lại. |
Hoạt động kém ở tuyến này trên cơ thể có thể gây hiện tượng mất kinh:
Theo bác sĩ Đào Xuân Dũng, bệnh ở tuyến giáp có thể làm tăng hay giảm bài tiết prolactin - một hormone sinh sản do tuyến yên bài tiết ra. Thay đổi về nồng độ hormone có thể ảnh hưởng đến tuyến dưới đồi và làm mất kinh. |