Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh nhân có mạch máu 'phình to như trái cam' được cứu sống

Nhập viện vì đau ngực, người phụ nữ 46 tuổi ở Đồng Nai được phát hiện có gốc động mạch chủ phình to đến 80 mm, kích thước nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng.

TS.BS Võ Tuấn Anh, Trưởng khoa Ngoại lồng ngực - tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, cho biết sau khi hội chẩn, hội đồng mổ tim của bệnh viện và ê kíp phẫu thuật tim Bệnh viện Chợ Rẫy đã quyết định thực hiện phẫu thuật thay gốc động mạch chủ bảo tồn van cho bệnh nhân.

cuu song benh nhan anh 1

Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau phẫu thuật.

Gốc động mạch chủ là cấu trúc rất phức tạp, là khớp nối giữa mạch máu lớn nhất cơ thể và trái tim. Bên cạnh đó, gốc động mạch chủ là chỗ xuất phát của 2 động mạch vành, 2 động mạch vành này để nuôi toàn bộ trái tim, độ phức tạp khá lớn vì nó liên quan tới tất cả buồng tim.

Theo đó, các bác sĩ đã áp dụng cùng lúc 4 kỹ thuật gồm: Hạ thân nhiệt sâu và ngưng tuần hoàn (để ngưng hệ thống tim phổi nhân tạo, để hạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống 20 độ và ngưng toàn bộ tuần hoàn chảy trong cơ thể); tưới máu não ngược dòng (giúp bảo vệ não); truyền máu hoàn hồi (nhằm tránh chảy máu, tiết kiệm máu) và kỹ thuật thay gốc động mạch chủ có bảo tồn van.

Trong 6 giờ đồng hồ, ê kíp bác sĩ đã phẫu thuật thay gốc động mạch chủ bảo tồn van cho bệnh nhân. Sau phẫu thuật, bệnh nhân đã rút được ống nội khí quản, đến ngày thứ 6 bệnh nhân có thể di chuyển đi lại bình thường, ăn uống tốt, nếu tình trạng bệnh nhân ổn có thể xuất viện trong vài ngày nữa.

"Bệnh nhân thay gốc động mạch chủ bảo tồn van, chất lượng cuộc sống sẽ khác hơn so với bệnh nhân phải thay van cơ học. Vì thay van sinh học do sử dụng thuốc kháng đông sẽ gây ra nguy cơ chảy máu, hoặc không đủ gây ra nguy cơ kẹt van, nếu nhiều quá sẽ dẫn đến nguy cơ xuất huyết não, ngoài ra có thể dẫn tới dị tật thai", TS.BS Tuấn Anh nói.

Theo BS.CKII Đặng Hà Hữu Phước - Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, để thực hiện thành công phẫu thuật cho bệnh nhân, ngoài sự hỗ trợ của các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy, cần phải phối hợp 4 kỹ thuật trên và phải có sự phối hợp nhịp nhàng của các ê kíp như: Chạy máy tuần hoàn ngoài cơ thể, gây mê, phẫu thuật viên và ê kíp hồi sức.

Không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y

Nghề bác sĩ vất vả về mặt thời gian, tổn hao nhiều năng lượng và cảm xúc. Thế nhưng, trên thế gian này, không có nghề nào tuyệt vời hơn nghề y. Chạy trời không khỏi đau là tập hợp các ghi chép của tác giả Adam Kay trong 6 năm hành nghề y từ 2004 đến 2010, cuốn sách là bản báo cáo không khoan nhượng về công việc của đội ngũ y tế của Vương quốc Anh đang làm việc ngày đêm nhưng chưa được nhìn nhận và tôn trọng đúng mức.

Siêu đô thị y tế TP.HCM sau sáp nhập

TP.HCM trở thành siêu đô thị sau khi sáp nhập Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, kéo theo sự "lột xác" toàn diện của ngành y tế, sẵn sàng cho kỷ nguyên mới.

Ai de bi stress nhat? hinh anh

Ai dễ bị stress nhất?

0

Stress không đơn thuần là cảm giác mệt mỏi. Đó là phản ứng sinh tồn của cơ thể trước áp lực, có thể "ăn mòn" sức khỏe thể chất lẫn tinh thần nếu không được nhận diện kịp thời.

https://suckhoedoisong.vn/benh-nhan-co-mach-mau-phinh-to-nhu-trai-cam-duoc-cuu-song-nho-4-ky-thuat-hien-dai-169250701171826162.htm

Sao Mai / Sức khỏe & Đời sống

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm