Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký hiệu trên lốp xe máy nói lên điều gì?

Hiểu được các thông số ghi trên lốp xe sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc chọn lốp thay, hoặc biết được tốc độ tối đa cho phép cũng như khả năng chịu tải của lốp xe.

Có 2 cách ký hiệu các thông số trên lốp xe máy: Ký hiệu theo độ bẹt và ký hiệu theo thông số chính.

Ký hiệu theo độ bẹt

Ví dụ như thông số: 100/70 – 17 M/C 49P:

100: là bề rộng của lốp, tính bằng mm.

70: là % chiều cao của lốp so với bề rộng của lốp. Như vậy ở đây chiều cao của lốp là: 90%*70 = 63 mm

17: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs.

M/C: viết tắt của từ tiếng Anh MotorCycle

49: là kí hiệu của khả năng chịu tải (Số 49 ở đây không phải là lốp xe chịu tải được 49 kg. 49 là một chỉ số, tương ứng với chỉ số là số kg chịu tải, xem bảng chỉ số ở dưới).

P: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép. Theo quy ước, chữ P chỉ ra rằng lốp này có thể vận hành ở tốc độ tối đa 150 km/h. Tuy nhiên, thông số này không phải trên lốp nào cũng có do không bắt buộc. Phân loại tốc độ dành cho lốp xe thể hiện bằng các chữ cái, ví dụ như ký hiệu B tương ứng với tốc độ tối đa là 50km/h, J (100km/h), L (120km/h)... Bạn có thể tham khảo ở bảng dưới để biết lốp xe máy của mình chạy được tốc độ tối đa cho phép là bao nhiêu.

Thông thường, chỉ số về trọng tải và tốc độ được in cùng nhau, ngay sau thông số về kích thước. Chẳng hạn 49P cho biết lốp này chịu được trọng tải 185kg và nó được xếp ở tốc độ "P" (150km/h).

Ký hiệu theo thông số chính

Ví dụ như thông số: 4.60 – L – 18 4PR

 

4.60: là bề rộng ta lông của lốp.

L: là kí hiệu của tốc độ tối đa cho phép

18: là đường kính danh nghĩa của vành và được tính bằng đơn vị inchs,

4PR: là chỉ số mô tả số lớp bố và khả năng chịu tải của lốp.

http://autodaily.vn/2014/06/ky-hieu-tren-lop-xe-may-noi-len-dieu-gi/

Theo Hà An/Autodaily

Bạn có thể quan tâm