Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kỷ lục mới đáng buồn của Nhật Bản

Theo thống kê năm 2022, xứ mặt trời mọc có hơn 115.000 vụ xâm hại tình dục trẻ vị thành niên. Đây là con số cao kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây.

Kỷ lục mới về số ca bạo hành trẻ em gây xôn xao tại xứ mặt trời mọc. Ảnh minh họa: iStock.

Ngày 2/3, cơ quan cảnh sát quốc gia Nhật Bản công bố số liệu về tình trạng lạm dụng tình dục trẻ em trong năm 2022. Cụ thể, có 115.762 vụ được ghi nhận, tăng 7.703 ca so với năm trước đó.

Đồng thời, cảnh sát cũng thống kê được 2.181 ca bạo hành trẻ vị thành viên (dưới 18 tuổi), hơn 7 vụ so với năm 2021. Có 37 nạn nhân tử vong, bao gồm vô ý gây hại cho trẻ sơ sinh.

Theo Mainichi, đây là những kỷ lục đáng buồn của xứ mặt trời mọc.

Khoảng 80% trường hợp bị điều tra có liên quan đến lạm dụng thể chất. Trong số các ca nghi ngờ được báo cáo với cơ quan chức năng, có 70% liên quan đến lạm dụng về mặt tinh thần.

Một nửa số vụ bao gồm tình huống bạo lực giữa các thành viên trong nhà và được thực hiện trước mặt trẻ nhỏ. Đáng nói, số cuộc tham vấn tâm lý, hành vi và báo cáo cơ quan chức năng liên quan đến về bạo lực gia đình cũng tăng từ 1.454 lên 84.496.

Ngoài ra, trong quá trình điều tra vào năm 2022, cảnh sát Nhật Bản đã tiếp cận hơn 1.728 trường hợp khiêu dâm trả thù.

Các hành động thường thấy bao gồm đăng hình ảnh, video khỏa thân hoặc khiêu dâm mà không có sự đồng ý từ nạn nhân. 50% kẻ chủ mưu là đối tượng hẹn hò, song cũng có đến 20% là bạn bè và người quen biết qua Internet.

Khi được công bố, dữ liệu này gây quan ngại khi cao gấp 2,6 lần con số ghi nhận cùng kỳ 4 năm trước, Kyodo News đưa tin.

Nhằm kiểm soát tình hình, chính quyền Nhật Bản đã ban hành các lệnh cấm kèm theo biện pháp kiểm soát theo dõi đối với tội phạm liên quan trẻ vị thành niên. Tổng số ca bị áp dụng lệnh cấm lên đến 1.744, theo ghi nhận trong hệ thống dữ liệu.

Đến thời điểm hiện tại, tổng số hành vi vi phạm pháp luật đang có xu hướng giảm nhẹ. Tuy nhiên, những dữ kiện trên vẫn phản ánh tình hình bất ổn và gây lo lắng cho người dân nước này.

Nghỉ hưu ở tuổi 30, 40

Một cặp vợ chồng ở Trung Quốc đã nghỉ hưu non để bắt đầu lối sống "mặc kệ đời". Đây là cách đối phó với áp lực cuộc sống của nhiều người ở xứ tỷ dân.

'Giải oan' cho Gen Z

Tác giả của cuốn sách "Gen Z, Explained: The Art of Living in a Digital Age" (tạm dịch: Giải mã Gen Z: Nghệ thuật sống trong kỷ nguyên số) tin rằng đây là thế hệ lạc quan, có suy nghĩ nghiêm túc dù là người đang đi học, đi làm hay đã có gia đình. Nhóm tác giả cũng bác bỏ tuyên bố rằng thế hệ Z đang trưởng thành quá chậm hoặc thiếu kỹ năng tư duy phản biện. Họ nhận thấy thế hệ này đang phải chịu quá nhiều phán xét tiêu cực.

Hoàng Kỳ

Bạn có thể quan tâm