Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký sinh trùng chưa rõ dài 10 cm bơi trong mắt phụ nữ

Một sinh vật dài gần 10 cm bò trong mắt khiến người phụ nữ 53 tuổi ở Hà Nam phải nhập viện khẩn. Mẫu vật hiện được phân tích để định danh chính xác loài ký sinh.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương thông tin vừa tiếp nhận ca bệnh đặc biệt bà N.N.T. trong tình trạng mắt đau nhức kéo dài, chảy nước mắt liên tục và cảm giác ngứa râm ran như có dị vật. Trước đó, bà đã tự nhỏ thuốc nhỏ mắt tại nhà nhưng tình trạng không cải thiện.

Tại Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế, sau khi tiến hành khám chuyên sâu bằng thiết bị chuyên dụng, các bác sĩ phát hiện một ký sinh trùng đang "bơi" trong mắt bệnh nhân. Ngay lập tức, ký sinh trùng này được gắp ra trong điều kiện vô trùng, đảm bảo an toàn cho mắt người bệnh.

Mẫu vật hiện được phân tích tại phòng xét nghiệm chuyên ngành để định danh chính xác loài ký sinh.

ky sinh trung o mat anh 1

Mẫu vật hiện được phân tích tại phòng xét nghiệm chuyên ngành để định danh chính xác loài ký sinh. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thu Huyền, Trung tâm Khám chữa bệnh theo yêu cầu và Quốc tế, cho biết nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời, ký sinh trùng có thể gây viêm nhiễm kéo dài, tổn thương giác mạc, suy giảm thị lực, thậm chí dẫn đến mù lòa.

Theo bác sĩ Huyền, nhiều người vẫn nghĩ ký sinh trùng chủ yếu gây bệnh ở đường tiêu hóa, nhưng thực tế, chúng có thể xâm nhập vào các cơ quan trọng yếu như mắt, não, phổi, gan hoặc tim. Một khi ký sinh, chúng có thể sống âm thầm trong cơ thể hàng tháng, thậm chí hàng năm mà không để lộ triệu chứng rõ rệt.

Một số biểu hiện ban đầu dễ bị bỏ qua gồm rối loạn tiêu hóa kéo dài, dị ứng không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh, nổi mẩn ngứa toàn thân hay các triệu chứng bất thường ở mắt như đỏ, ngứa, cộm và chảy nước mắt thường xuyên.

Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến khiến con người bị nhiễm ký sinh trùng là từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu an toàn (ăn thịt tái, tiết canh, rau sống không rửa kỹ, uống nước lã, không tẩy giun định kỳ). Ngoài ra, môi trường sống ô nhiễm và nguồn nước không đảm bảo cũng tạo điều kiện cho ký sinh trùng phát tán trong cộng đồng.

"Việc phát hiện ký sinh trùng trong mắt không chỉ là một ca bệnh hiếm trong y học mà còn là hồi chuông cảnh tỉnh cho cộng đồng về tầm quan trọng của phòng ngừa ký sinh trùng ở đời sống hàng ngày", bác sĩ Huyền nhấn mạnh.

Cuốn sách Ăn gì cho khỏi thần kinh của tác giả Uma Naidoo là cẩm nang về cách lựa chọn, sử dụng và chế biến thực phẩm để hỗ trợ sức khỏe tâm thần. Tác giả là một chuyên gia trong lĩnh vực dinh dưỡng tâm thần học, mang tới kiến thức dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và đối phó với các bệnh trạng về tâm lý.

Các thuốc điều trị viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính thường do virus gây ra và thường tự khỏi. Viêm phế quản mạn tính thường không khỏi hẳn nhưng có thể kiểm soát được.

Bé 4 tháng tuổi mắc giang mai

Trước đó, mẹ bệnh nhi được phát hiện giang mai thông qua xét nghiệm sàng lọc trước sinh ở bệnh viện tỉnh khi mang thai 34 tuần.

Chỉ ho nhẹ, bé một tháng tuổi suýt không qua khỏi

Bệnh nhi có triệu chứng ho nhẹ, chảy mũi trong, được gia đình cho dùng thuốc tại nhà 2 ngày nhưng tình trạng không cải thiện mà ngày càng trở nặng.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm