Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký sinh trùng làm tổ trong tai bé trai

Màn hình máy nội soi hiển thị rất nhiều ve chó kết thành ổ khá dày đặc trong cả hai ống tai ngoài của trẻ.

Các bác sĩ phòng khám Tai Mũi Họng, Bệnh viện chuyên khoa Sản Nhi Sóc Trăng, cho biết đã tiếp nhận bé T.T.B.T. (5 tuổi, trú tại Ngọc Tố, Mỹ Xuyên) vào viện với yêu cầu kiểm tra bất thường ở tai. Gia đình cho hay lỗ tai bé T. bị ngứa ngáy, khó chịu, kiểm tra tại nhà phát hiện có dị vật.

Người thân nghi ngờ là ve chó do nhà có nuôi nhiều chó. Trẻ cũng thường xuyên chơi đùa, ôm ấp, gần gũi với những con vật này.

Bé T. được nội soi tai để xác định chính xác dị vật, từ đó có phương án xử lý thích hợp. Hiển thị trên màn hình máy nội soi là rất nhiều ve chó kết thành ổ khá dày đặc trong cả hai ống tai ngoài của trẻ.

Các bác sĩ nhanh chóng bơm rửa ống tai và sử dụng que hút để đưa ký sinh trùng ra khỏi ống tai bé. Một số ve chó cỡ lớn bám quá chặt, bác sĩ phải dùng đến kẹp gắp. Sau hơn 20 phút, cả hai ống tai ngoài của bé T. đã được vệ sinh sạch sẽ, không còn tồn tại dị vật. Bác sĩ kê đơn thuốc cho bé T. và hẹn tái khám sau 5 ngày.

Trường hợp bé T. nếu không phát hiện và xử trí sớm, thời gian dài có khả năng dẫn đến ve chó hút máu và làm tổn thương màng nhĩ.

Các chuyên gia cũng có một số khuyến cáo dành cho gia đình có nuôi thú cưng nhiều lông, đặc biệt là chó, mèo:

- Cần tắm rửa, vệ sinh, tẩy ve rận thường xuyên cho thú cưng.

- Hạn chế cho trẻ nhỏ tiếp xúc trực tiếp thú cưng quá nhiều. Nếu trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với thú cưng, cha mẹ cần kiểm tra tai, mũi, họng của bé để đảm bảo không có bất thường xảy ra.

- Đưa bé đến bệnh viện ngay khi phát hiện dị vật không xác định có trong tai, mũi, họng; không nên tự xử trí tại nhà.

Cảnh báo nguy cơ sốt rét 'nhập khẩu' từ châu Phi

Bác sĩ Cường khuyến cáo người dân trở về nước từ vùng dịch tễ có sốt rét cần được khám sàng lọc, điều tra và xét nghiệm ngay xem trong máu có ký sinh trùng gây bệnh hay không.

Phương Anh

Bạn có thể quan tâm